Danh sách các nhà tạo lập thị trường TPCP năm 2020 mất đi ba ngân hàng

Cập nhật: 12:57 | 12/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thị trường trái phiếu Chính phủ năm 2020 sẽ có 13 nhà tạo lập (market maker), trong đó có 10 ngân hàng và ba công ty chứng khoán.

danh sach cac nha tao lap thi truong tpcp nam 2020 mat di ba ngan hang

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng BID và CTG

danh sach cac nha tao lap thi truong tpcp nam 2020 mat di ba ngan hang

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 11/01/2020: USD giảm từ mức cao nhất 4 tuần

danh sach cac nha tao lap thi truong tpcp nam 2020 mat di ba ngan hang

Ngân hàng là chủ thể phát hành trái phiếu lớn nhất thị trường năm 2019

Nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ mất đi ba cái tên ngân hàng

Bộ Tài chính mới ban hành Quyết định số 2770/QĐ-BTC về việc công bố danh sách nhà tạo lập thị trường (market maker) công cụ nợ của Chính phủ năm 2020.

Theo quyết định này, năm 2020 thị trường trái phiếu Chính phủ có 13 nhà tạo lập, bao gồm ba công ty chứng khoán, 9 ngân hàng thương mại cổ phần và một ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% (Agribank).

So với năm 2019, danh sách các nhà tạo lập thị trường TPCP năm 2020 có thêm Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và mất đi ba cái tên là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).

Theo qui định tại Điều 26, Nghị định 95/2018/NĐ-CP, nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ phải là ngân hàng thương mại, CTCK được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; có vốn chủ sở hữu thực có trên BCTC kiểm toán của ba năm liền trước không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo qui định; có thời gian hoạt động tối thiểu là ba năm,...

Từ ngày 1 đến ngày 10/11 hàng năm, nhà tạo lập thị trường gửi Bộ Tài chính báo cáo về kết quả tham gia thị trường trong kì đánh giá. Căn cứ báo cáo của nhà tạo lập thị trường và cơ sở dữ liệu của Bộ Tài chính, Bộ sẽ đánh giá điều kiện duy trì tư cách nhà tạo lập thị trường và công bố trước ngày 31/12 hàng năm.

Đối với những nhà tạo lập thị trường không đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Tài chính có văn bản thông báo và nêu rõ lí do.

Nhà tạo lập thị trường có các quyền lợi như: Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu; Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh;

Nhà tạo lập thị trường còn được tham gia trao đổi định kì về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kì với Bộ Tài chính; được Kho bạc Nhà nước phát hành TPCP để đảm bảo thanh khoản; được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ.

Nhà tạo lập thị trường còn có các nghĩa vụ như: Hàng năm mua (cho mình hoặc cho khách hàng) TPCP trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kì; Chào giá mua, giá bán hàng ngày có cam kết thực hiện chắc chắn đối với các công cụ nợ chuẩn, thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua TPCP,...

Tổng giá trị trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh huy động qua đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm 2019 đạt 215.267 tỉ đồng.

Tổng giá trị niêm yết tại HNX tính đến 31/12/2019 đạt hơn 1,15 triệu tỉ đồng, trong đó dẫn đầu là trái phiếu Chính phủ với tỉ trọng 86,6%, tương ứng giá trị 997.401 tỉ đồng. Theo sau lần lượt là trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương với giá trị 138.168 tỉ đồng và 16.593 tỉ đồng.

danh sach cac nha tao lap thi truong tpcp nam 2020 mat di ba ngan hang
Ảnh minh họa

Nhà tạo lập thị trường phái sinh trái phiếu chính phủ: Nên là các ngân hàng

Là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế, ông Phạm Phú Khôi, Trưởng Ban Đào tạo và sự kiện, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) chia sẻ, tại các thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…, vai trò của nhà tạo lập thị trường là rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển.

Ở các TTCK phái sinh lân cận Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, thậm chí là Singapore, cũng không mấy phát triển vì vai trò của nhà tạo lập thị trường mờ nhạt, thiếu cơ chế hỗ trợ để hoạt động hiệu quả.

“Hiện tại, các CTCK tại Việt Nam khó đảm đương vai trò là nhà tạo lập thị trường bởi năng lực tài chính, cũng như danh mục đầu tư TPCP không đủ lớn.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại với việc nắm giữ khoảng 95% danh mục TPCP đang lưu hành, cũng như có nhiều lợi thế về vốn, tài sản… thì lại chưa được trao gánh vác vai trò này. Do đó, nếu CTCK làm nhà tạo lập thị trường sẽ khó tạo độ sâu cho thị trường giao dịch Hợp đồng tương lai TPCP…”, phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn (nằm trong số 7 ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép tham gia TTCK phái sinh) nhìn nhận.

Lãnh đạo một ngân hàng cũng đã được cấp phép tham gia TTCK phái sinh cho rằng, muốn đảm đương tốt vai trò là nhà tạo lập thị trường, CTCK phải tích cực giao dịch với khối lượng lớn cả trên thị trường cơ sở lẫn thị trường phái sinh.

Thế nhưng, hiện trên thị trường cơ sở, mức độ giao dịch TPCP của CTCK là không đáng kể. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chỉ khi nhà đầu tư thường xuyên giao dịch và sở hữu lượng lớn TPCP thì họ mới có nhu cầu giao dịch trên thị trường phái sinh.

Ở vai trò của một CTCK tham gia TTCK phái sinh từ đầu, ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK TP.HCM (HSC) thừa nhận, dù muốn đảm đương vai trò là nhà tạo lập thị trường, nhưng các CTCK đang đối mặt với không ít khó khăn.

Theo ông Giang, CTCK chỉ có thể đảm đương tốt vai trò của nhà tạo lập trên thị trường Hợp đồng tương lai TPCP khi mua bán tích cực, hiệu quả trên cả thị trường cơ sở lẫn phái sinh. Tuy nhiên, hiện tại, khối ngân hàng thương mại mới là nhà đầu tư chủ lực.

Mặt khác, để trở thành nhà tạo lập thị trường hiệu quả trên cả thị trường TPCP cơ sở và phái sinh, thì giao dịch trên thị trường cơ sở phải có thanh khoản tốt, đồng thời giao dịch trên thị trường thứ cấp phải minh bạch thông qua cơ chế khớp lệnh trên sàn.

Trong khi trên thực tế, các giao dịch trên thị trường thứ cấp tuyệt đại đa số là giao dịch thỏa thuận (việc đặt lệnh được thực hiện qua Sở GDCK Hà Nội sau khi đã có sự thảo thuận) và OTC, còn giao dịch thông qua yết giá trực tiếp và khớp lệnh trên sàn gần như không đáng kể.

Nếu không cải thiện tình trạng này, thì dù muốn, CTCK cũng khó có thể tiến hành các hoạt động của một nhà tạo lập thị trường.

“Để CTCK đảm đương tốt vai trò của nhà tạo lập thị trường thì chi phí hoạt động phải hợp lý, việc vay mượn chứng khoán cần thông thoáng và thuận lợi.

Thế nhưng, hiện tại, việc mua bán, vay mượn chứng khoán vừa khó thực hiện, vừa có chi phí cao, nên nhà tạo lập thị trường không mặn mà tham gia…

Trong khi đó, để thị trường giao dịch Hợp đồng tương lai TPCP hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu vắng vai trò của thành viên này…”, ông Giang nhấn mạnh.

Để giải quyết những thách thức trên, ý kiến từ giới chuyên gia cho rằng, cần mở cửa và khuyến khích các ngân hàng tham gia với tư cách là nhà tạo lập thị trường. Điều này không chỉ tạo độ sâu cho thị trường giao dịch Hợp đồng tương lai TPCP, mà còn gia tăng sức hấp dẫn, thu hút nhiều ngân hàng tham gia giao dịch sản phẩm phái sinh thứ hai này.

Vai trò nhà tạo lập thị trường của CTCK trên thị trường giao dịch Hợp đồng tương lai TPCP sắp được đưa vào vận hành, theo góc nhìn của giới chuyên gia là quá sức, khó khả thi... do còn nhiều hạn chế, thay vào đó nên là các ngân hàng.

Hoài Dương