Còn động lực để cổ phiếu NTP của Nhựa Tiền Phong bứt lên?

Cập nhật: 11:27 | 28/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Sắc đỏ đã chi phối cổ phiếu NTP của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) 6/10 phiên gần nhất (cùng với 3 phiên đứng tham chiếu). Thị giá của mã chủ yếu biến động quanh ngưỡng 36.000 đồng. Phải chăng, mã đang đợi một động lực tăng nào đó?

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á - DAS mới đây đã có báo cáo phân tích về triển vọng kinh doanh cũng như diễn biến giá cổ phiếu NTP của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) trong thời gian tới.

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn phân tích thông tin thêm đến nhà đầu tư và Quý độc giả.

2344-nhya
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Điểm nhấn đầu tư

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của NTP là sản xuất và kinh doanh nhựa vật liệu xây dựng. Các dòng sản phẩm chính hiện nay bao gồm: Ống PP-R và phụ tùng PP-R, ống HDPE và phụ tùng HDPE, ống uPVC và phụ tùng uPVC, ống và phụ tùng luồn dây điện,..

Dòng sản phẩm ống và phụ tùng PVC, PPR phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng; còn dòng sản phẩm ống và phụ tùng HDPE phục vụ cho các dự án xây dựng hạ tầng cấp, thoát nước.

Hiện tại, NTP có 03 nhà máy hoạt động tại Hải Phòng, Bình Dương, Nghệ An với tổng năng lực sản xuất khoảng 150.000 tấn/năm - dẫn đầu thị trường ống nhựa ở khu vực Miền Bắc.

Ngoài ra, NTP đã phát triển hệ thống phân phối với 09 trung tâm phân phối, hơn 300 đại lý và gần 16.000 cửa hàng trên toàn quốc.

Về tình hỉnh kinh doanh, tại báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020, công ty đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ trong đó, doanh thu thuần của NTP đạt 1.238 tỷ đồng - tăng 37,7% trong khi tỷ lệ tăng giá vốn thấp hơn chỉ 26% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 424 tỷ đồng - tăng 67,7% so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp đạt 34,3%.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, các khoản doanh thu, chi phí tài chính không có nhiều biến động. Tuy nhiên chi phí bán hàng tăng đột biến từ 107 tỷ đồng quý III năm ngoái lên 202 tỷ đồng quý III năm nay. Dù vậy, kết quả Nhựa Tiền Phong vẫn ghi nhận lãi gần 138 tỷ đồng trong quý III - tăng trưởng 67,5% so với quý III năm ngoái.

Nhựa Tiền Phong (NTP) lãi trước thuế 400 tỷ đồng trong 9 tháng, hoàn thành 94% kế hoạch năm - Ảnh 2.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Nhựa Tiền phong đạt 3.394 tỷ đồng - đi ngang YoY. Trong kỳ, chi phí giá vốn, chi phí tài chính và cả chi phí bán hàng đều giảm trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng gấp đôi trong đó chi phí tài chính giảm được 24,6 tỷ đồng chủ yếu từ giảm trả lãi tiền vay.

Doanh nghiệp báo lãi trước thuế 400 tỷ đồng - hoàn thành 94% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm; lợi nhuận sau thuế đạt 342 tỷ đồng - tăng 13,6% so với cùng kỳ.

Tính đến 30/9/2020, vốn chủ sở hữu của NTP đạt 2.682 tỷ đồng (trong đó vốn góp chủ sở hữu là 1.178 tỷ đồng); tổng tài sản của NTP đến cuối kỳ đạt 4.146 tỷ đồng; dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.002 tỷ đồng (giảm 360 tỷ đồng so với đầu năm) và 40 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn (giảm 90 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm).

Ngoài ra, công ty cũng còn 563 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; 941 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.

Theo bao cáo phân tích của Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, nguyên liệu nhựa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của Nhựa Tiền Phong (khoảng 70% và hầu hết được nhập khẩu) nên biến động giá nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới và khu vực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận gộp của NTP.

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, giá dầu năm 2021 sẽ ở mức 40 - 50 USD/thùng. Từ đó biên lợi nhuận gộp kỳ vọng tiếp tục được cải thiện.

Triển vọng:

Theo dự báo của Nexant, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa toàn thế giới chỉ tăng trưởng bình quân 3,8% một năm (giai đoạn 2017 - 2025) do ngành nhựa thế giới đã ở trong giai đoạn bão hòa khi sản lượng nhựa sản xuất toàn cầu chỉ tăng trưởng với tốc độ trung bình ở mức 4% trong vòng 20 năm qua. Tổng sản lượng ống tiêu thụ năm 2019 đạt 95.450 tấn, tăng 7,7% so với năm 2018.

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019, sản lượng ống tiêu thụ có mức tăng trưởng chậm. Tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn này trung bình đạt 3%/năm.

Trong năm 2019, NTP đã thay đổi chính sách kinh doanh nhằm duy trì tăng trưởng sản lượng tiêu thụ bằng cách điều chỉnh tăng tỷ lệ giảm giá trên hóa đơn hơn so với năm 2018 khoảng 2,2% nên doanh thu năm 2019 giảm 2,2% so với doanh thu năm 2018 khi so sánh tương đương.

0235-dp
Dự phóng doanh thu và lợi nhuận của NTP năm 2020 và 2021 (Nguồn: Báo cáo DAS)

Theo đó, DAS khuyến nghị nhà đầu tư có thể xem xét mua vào cổ phiếu NTP với giá mục tiêu (cho 12 tháng) là 41.500 đồng.

Trên thị trường, trong 1 tháng qua, cổ phiếu NTP ghi nhận mức tăng nhẹ từ vùng 34.xxx đồng lên mức 36.300 đồng (lúc 11h18 phiên sáng ngày 28/12) cùng thanh khoản duy trì mức 2 triệu đơn vị/phiên. Tuy nhiên, sắc đỏ đã chi phối mã này 6/10 phiên gần nhất (cùng với 3 phiên đứng tham chiếu). Thị giá của mã chủ yếu biến động quanh ngưỡng 36.000 đồng. Phải chăng, cổ phiếu NTP đang đợi một động lực tăng nào đó?

1546-ntp
Đồ thị biến động giá cổ phiếu NTP 1 năm trở lại đây (Nguồn cafef)
Cổ phiếu chứng khoán, dầu khí giúp VN-Index vượt mốc 1.090 điểm sau giờ mở cửa

Mở cửa phiên giao dịch ngày 28/12, các chỉ số nhanh chóng được sắc xanh bao phủ nhờ sự bứt phá của nhiều cổ phiếu ...

Y tế Việt Mỹ (AMV) sắp trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tổng tỷ lệ 60%

CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (Amvi Biotech, HNX – Mã: AMV) thông báo ngày chốt danh ...

Vi phạm về báo cáo thông tin, 2 doanh nghiệp và 1 cá nhân bị xử phạt 235 triệu đồng

Tuần qua, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong ...

Quốc Trung

Tin liên quan