Cổ phiếu TCM tăng 7 phiên liên tiếp, thị giá tăng hơn 220% sau gần 3 năm

Cập nhật: 16:22 | 12/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường cứng khoán, cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) đang ghi nhận mức tăng hơn 220% kể từ tháng 4/2018 (thời điểm VN-Index lập đỉnh lịch sử 1.204 điểm) và là một trong 10 mã ấn tượng nhất sàn HOSE trong khoảng thời gian này.

Damsan và “phép thử” với hoạt động tài chính
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Ngày 8/1/2021 vừa qua, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) đã thực hiện chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức bằng tiền (đợt 1 năm 2020) với tỷ lệ 5% - tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 500 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 4/2/2021.

Với gần 62 triệu cổ phiếu đang lưu hành, TCM dự chi khoảng 31 tỷ đồng thanh toán cổ tức. Theo kế hoạch, TCM chia cổ tức 10% vốn điều lệ trong năm 2020.

Ngày 8/1/2021 cũng là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền đề cử ứng viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho việc bầu cử tại ĐHCĐ thường niên năm 2021. Thời gian đề cử từ ngày 15/1 đến ngày 1/2/2021.

Về tình hình kinh doanh, TCM đã cập nhật tình hình kinh doanh công ty mẹ 11 tháng đầu năm với doanh thu gần 137 triệu USD (khoảng 3.166 tỷ đồng), giảm gần 4% so với cùng kỳ năm 2019. Song, lãi sau thuế tăng 15% lên hơn 10,1 triệu USD (khoảng 235 tỷ đồng). Với kết quả trên, TCM đã thực hiện khoảng 85% kế hoạch doanh thu và vượt 26% lợi nhuận cả năm.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Công Thương về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng năm 2020 ước đạt 26,73 tỷ USD - giảm 10,5% so với cùng kỳ.

Bộ Công thương cho biết, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục.

Trước bối cảnh khó khăn chung của ngành, nhiều doanh nghiệp dệt may niêm yết ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm sụt giảm mạnh.

Tuy nhiên, Dệt may Thành Công lại đi ngược với bức tranh chung khi lũy kế 9 tháng đầu năm, TCM ghi nhận 2.690 tỷ đồng doanh thu - giảm 3% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt gần 197 tỷ đồng - tăng gần 12% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Trên thị trường, cổ phiếu TCM cũng ghi nhận mức tăng hơn 220% kể từ tháng 4/2018 (thời điểm VN-Index lập đỉnh lịch sử 1.204 điểm và là một trong 10 mã ấn tượng nhất sàn HOSE trong khoảng thời gian này.

Kết phiên ngày 12/1, mã tiếp tục chuỗi tăng triển vọng với biên độ 1,7% lên 60.000 đồng; khớp hơn 260.000 đơn vị.

0842-tcm-1
Cổ phiếu TCM có chuỗi 7 phiên liên tiếp tăng điểm kể từ đầu năm 2021

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Mirae Asset - MIRAE, triển vọng kinh doanh của TCM trong năm 2021 là rất sáng khi doanh thu tháng 11 của TCM tăng 30% so với tháng 10/2020 mặc dù đơn hàng COVID-19 chỉ còn chiếm 3% tổng doanh thu.

Sau làn sóng xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế, xuất khẩu dệt may cả nước trong tháng 11 giảm 18% so với tháng 10 do đơn hàng truyền thống chưa trở lại ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, TCM - với lợi thế làm việc với các thương hiệu lớn có thị trường ổn định, ứng biến nhanh trong mùa dịch; lợi thế từ chuỗi giá trị hoàn chỉnh và liên tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng, công ty vẫn có thêm khách hàng và đơn hàng mới.

Thêm vào đó, từ 2019, TCM đã thành công gia nhập vào chuỗi giá trị của Adidas. Hiện nay, đơn hàng Adidas ước lượng lấp đầy công suất 12 triệu sản phẩm/năm của nhà máy Vĩnh Long (~40% công suất may). Đây là đơn hàng FOB với giá trị gia tăng cao, hỗ trợ cải thiện biên lợi nhuận của TCM.

Ngoài ra, công ty cũng đang tiếp tục tìm kiếm, hợp tác với các khách hàng lớn trên thế giới (Lacoste, …) nhằm đảm bảo đơn hàng trong dài hạn.

MIRAE cũng chỉ ra một điểm nhấn nữa là TCM đang có kế hoạch xây dựng nhà máy Vĩnh Long II với công suất 12 triệu sản phẩm/năm trong năm 2021 (được kỳ vọng đóng góp ~40% tổng công suất may nội bộ từ 2022).

Với những lợi thế trên, Chứng khoán MIRAE dự phóng biên lợi nhuận ròng của TCM sẽ cải thiện và đạt trung bình 17% trong giai đoạn 2020 - 2023 (2019 ~ 16%).

Rủi ro RCEP sẽ làm tăng cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc ở thị trường nội địa (15% doanh thu 2021 theo dự phóng) và một số thị trường xuất khẩu quan trọng như Hàn - (24%), Nhật (15%).

1629-tca
Nguồn: MIRAE
Sau tăng trần là những ngày "bết bát"

Kết phiên giao dịch ngày 12/1/2021, cổ phiếu MRF của CTCP Merufa (UpCOM: MRF) tiếp tục giảm sàn về ngưỡng 55.700 đồng qua đó có ...

Phiên sáng 12/1/2021: Họ "Vin" phân hóa, FLC và đồng đội hút tiền, VN-Index đảo chiều thành công

Nửa sau phiên sáng ngày 12/1/2021, thị trường không có thêm diễn biến nào đáng kể. Tuy vậy, điểm nhấn lại đến từ nhóm cổ ...

Cổ đông tại NLG và MSR đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu nắm giữ

Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu từ ngày 13/1 đến ...

Minh Thuận

Tin liên quan