Cổ phiếu ngân hàng hưởng lợi thế nào từ Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)?

Cập nhật: 10:25 | 22/01/2024 Theo dõi KTCK trên

Yuanta Research cho rằng các ngân hàng HDB, MBB, VCB và VPB là những ngân hàng sẽ tham gia vào việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và do đó sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi (ví dụ: hạn mức tín dụng cao, mở rộng mạng lưới,…)...

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, ngoại trừ một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Chứng khoán Yuanta có chỉ ra các thay đổi chính, bên cạnh đó đánh giá tác động của từng thay đổi đến hệ thống ngân hàng và từng cổ phiếu. Cụ thể:

Cổ phiếu ngân hàng hưởng lợi thế nào từ Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)?
Quốc hội chính thức thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

(1) Giảm trần sở hữu tại ngân hàng: Tỷ lệ sở hữu tối đa của các cổ đông tổ chức, cổ đông và người liên quan sẽ giảm, nhưng không áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Đây là quy định hợp lý nhằm tránh rủi ro tập trung, nhưng không thay đổi tỷ lệ sỡ hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng.

(2) Hạn chế mới về hạn mức cấp tín dụng: Giảm hạn mức tín dụng cho khách hàng và người có liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ theo lộ trình diễn ra trong 5 năm thay vì một lần.

Quy định này hướng tới sự an toàn hệ thống, nhưng có thể hạn chế tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc giảm theo lộ trình cũng phần giảm tác động. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các ngân hàng, nhưng Yuanta Research cho rằng các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tư nhân tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém (như HDB, MBB, VPB) có thể ít bị ảnh hưởng hơn.

(3) Quy định về nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ: có một thay đổi là kéo dài thời hạn nắm giữ bất động sản do xử lý nợ lên 5 năm, thay vì 3 năm.

Việc gia hạn thời gian nắm giữ bất động sản liên quan đến xử lý nợ sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian để giải quyết các thách thức liên quan đến xử lý nợ xấu.

(4) Các ngân hàng có tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đã được thu giữ hoặc đang chuyển nhượng theo Nghị quyết 42/2017/QH14 trước ngày hiệu lực của Luật này nhưng chưa xử lý xong, thì được tiếp tục áp dụng Nghị quyết 42 từ ngày 1/1/2024 cho đến khi xử lý xong. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng ví dụ như STB.

(5) Cấm ngân hàng bán bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Các ngân hàng có thu nhập phí chủ yếu đến từ bancassurance (ví dụ: LPB, EIB, ACB, STB, MBB) có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

(6) Điểm đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của những ngân hàng sẽ tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, bao gồm: sẽ không phải hợp nhất báo cáo tài chính của các ngân hàng yếu kém (không ảnh hưởng đến CAR, LDR); tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 50%; được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ,…

Yuanta Research cho rằng các ngân hàng HDB, MBB, VCB và VPB là những ngân hàng sẽ tham gia vào việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và do đó sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi (ví dụ: hạn mức tín dụng cao, mở rộng mạng lưới,…).

Chứng khoán DSC ghi nhận lãi 2023 gấp 3,6 lần, vay margin đạt mức kỷ lục 1.400 tỷ đồng

Chứng khoán DSC ghi nhận lãi sau thuế quý 4/2023 đạt 24,7 tỷ đồng, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm 2022...

Thị trường chứng khoán ngày 22/1/2024: Thông tin trước giờ mở cửa

Thanh khoản kém sắc, VN-Index vẫn có tuần tăng tích cực; Cổ phiếu TVB thoát diện hạn chế giao dịch; Nhiều lãnh đạo Nam Long ...

2 kịch bản VN-Index dưới góc nhìn của Chứng khoán ACB

ACBS cho rằng, thị trường chứng khoán có thể diễn biến theo 2 kịch bản với 2 tiềm năng tăng giá rất khác biệt...

Linh Đan