Chờ đợi "ngày đặc biệt" của nền kinh tế

Cập nhật: 09:39 | 22/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Hôm nay 22/4 là ngày cuối của đợt giãn cách xã hội thứ hai. Tăng trưởng của cả nền kinh tế trong quý II/2020 rất có thể sẽ phụ thuộc vào các quyết định được Chính phủ đưa ra tại thời điểm này.

Tính đến thời điểm hiện tại, sau 6 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới COVID-19 trong khi ngày 22/4, dự kiến sẽ có thêm 6 bệnh nhân COVID-19 sẽ được công bố khỏi bệnh. Điều này cho thấy chúng ta đang làm rất tốt việc phòng chống, ngăn ngừa tiến tới đẩy lùi dịch bệnh.

cho doi ngay dac biet cua nen kinh te

Tất nhiên, điều kiện tiên quyết để làm được điều đó là công tác phòng, chống COVID-19 của Việt Nam phải tiếp tục được duy trì hiệu quả như thời gian qua và trong mọi trường hợp, không được lơ là, chủ quan, phải quyết liệt với các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh.

Tuần trước, khi hết 15 ngày giãn cách xã hội đầu tiên, Chính phủ đã quyết định từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội tùy thuộc việc phân loại các địa phương theo nhóm. Đây là bước đi thận trọng và cần thiết, được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ.

Cũng nhờ sự giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội này, một số hoạt động kinh tế bao gồm cả chuyên chở hành khách đã được thực hiện ở một số địa phương có nguy cơ thấp. Tần suất các chuyến bay, nhất là giữa Hà Nội - TP. HCM được tăng lên; các cơ sở sản xuất - kinh doanh cũng bắt đầu vận hành, nhịp sống của người dân tăng dần trở lại…

Trên thực tế, ngay cả khi Chính phủ bắt đầu thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 1/4, các hoạt động kinh tế vẫn được duy trì đối với các lĩnh vực thiết yếu. Giãn cách xã hội, nhưng không có nghĩa là ngăn sông, cấm chợ. Cánh cửa của nền kinh tế chưa bao giờ bị đóng lại…

Thực hiện giãn cách xã hội, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận hy sinh một phần tăng trưởng để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân. Nhiều nước trên thế giới cũng đang làm như vậy, bởi thực tế, chống dịch cũng là cách để bảo vệ nền kinh tế. Nhưng khi dịch bệnh đang dần được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam và khi COVID-19 chưa biết khi nào mới chấm dứt hoàn toàn thì việc đưa nền kinh tế vận hành trở lại là điều cần được cân nhắc.

Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nếu diễn biến dịch không có thay đổi lớn, còn xu thế đi ngang như hiện nay, ước tính trong quý II/2020, sẽ có trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và 1,5 - 2 triệu lao động bị ngừng việc. Thậm chí, trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn, sẽ có 400.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc trong quý II/2020. Con số này hẳn nhiên chưa tính đến những người bị ảnh hưởng ở khu vực phi chính thức. Việc Chính phủ tung gói hỗ trợ an sinh hướng tới 20 triệu người bị ảnh hưởng cho thấy điều đó.

Suy cho cùng, việc phân nhóm từng địa phương để thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội hay nới lỏng là cần thiết; quyết liệt phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh cũng là điều tối quan trọng. Song khi đủ điều kiện thì nên nới mở, để vừa vận hành nền kinh tế, vừa thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trước dịch bệnh dù chưa thể và không thể kỳ vọng mọi thứ ngay lập tức quay trở lại quỹ đạo bình thường.

Cùng với việc đưa nền kinh tế vận hành trở lại, cả hệ thống chính trị cũng phải chuẩn bị cho bước đi đường dài mà trước mắt là xây dựng các kịch bản phát triển để nền kinh tế có thể bật dậy nhanh, từ đó theo kịp sự thay đổi rất nhanh của kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Xem thêm Kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam tại đây...

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) nhận định, để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, theo SISME, cần có những giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đầy đủ thông tin và các chính sách hỗ trợ cũng như nắm rõ quy trình, thủ tục thực hiện.

SISME đã xây dựng nền tảng số kết nối cộng đồng doanh nghiệp, các đơn vị có thể áp dụng điều hành công ty từ xa, hướng tới số hóa quản trị và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh... Nền tảng này sẽ góp phần hình thành chuyển đổi số cho SME Việt Nam và xây dựng cộng đồng doanh nhân số.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ, chính các doanh nghiệp thuộc khu vực nhỏ và vừa cũng cần sự chủ động ứng dụng nền tảng số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối giao thương để chia sẻ nguồn lực; tích cực chuyển đổi phương thức quản lý, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh từ xa (hay còn gọi là cơ chế hoạt động không gặp mặt); tuyệt đối tuân thủ các giải pháp giúp giảm thiểu lây lan dịch bệnh trong thời dịch COVID-19 và nâng cao hiệu suất của người lao động cũng như gia tăng sự minh bạch của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Theo ông Thân, hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần sự phối hợp để liên kết và tích hợp các giải pháp giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc triển khai thương mại điện tử bằng cách tích hợp ví điện tử, chữ ký số, mobile money và các công cụ thanh toán đầu cuối... để giảm thiểu thanh toán tiền mặt lại vừa minh bạch hóa các hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Đây cũng là cách để tự động đánh giá giá trị doanh nghiệp theo thời gian thực nhằm giúp doanh nghiệp thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư.

cho doi ngay dac biet cua nen kinh te Thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư "ngóng" chính sách hỗ trợ

Luật sư Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, ...

cho doi ngay dac biet cua nen kinh te COVID-19 - "cánh cửa" thứ 2 giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

KTCKVN - Bên cạnh khả năng thu hút nguồn lực đầu tư từ thương chiến Mỹ - Trung, Việt Nam có thể sẽ được hưởng ...

cho doi ngay dac biet cua nen kinh te Thời điểm thay đổi "mũi tên" tăng trưởng đã đến?

KTCKVN - Liên tiếp những ngày qua, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới COVID-19 trong bối cảnh các chỉ đạo từ ...

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm