Chiến lược phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2021 - 2030

Cập nhật: 10:47 | 27/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến cho Dự thảo “Báo cáo đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021 – 2030, kế hoạch 5 năm 2021 - 2025” và Dự thảo “Chiến lược phát triển đô thị quốc gia”. 

chien luoc phat trien do thi quoc gia giai doan 2021 2030

Tổng kết các vấn đề (thuộc Bộ Xây dựng) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

chien luoc phat trien do thi quoc gia giai doan 2021 2030

Quận Bắc Từ Liêm: Vào cuộc cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng

chien luoc phat trien do thi quoc gia giai doan 2021 2030

Vỡ quy hoạch đô thị: Lỗi đến từ cấp phép xây dựng "vô tội vạ"?

Cùng với quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trong giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%, cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

chien luoc phat trien do thi quoc gia giai doan 2021 2030

Trưởng đoàn tư vấn Dự án xây dựng chiến lược phát triển đô thị quốc gia (CLPTĐTQG) của Ngân hàng phát triển châu Á.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng; Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.

Theo đó, tại Hội thảo, Trưởng đoàn tư vấn Dự án xây dựng chiến lược phát triển đô thị quốc gia (CLPTĐTQG) của Ngân hàng phát triển châu Á đã trình bày Dự thảo CLPTĐTQG giai đoạn 2021 – 2030. Chiến lược tập trung vào quy trình quy hoạch tích hợp, cải thiện công tác quản lý phát triển đô thị và tài chính đô thị, cung cấp hạ tầng và dịch vụ tích hợp.

Theo sự trình bày của Trưởng đoàn tư vấn, CLPTĐTQG có tổng cộng 6 chiến lược thành phần trong đó, 3 chiến lược trọng tâm gồm: Tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế của hệ thống đô thị; Bảo vệ môi trường đô thị, xây dựng năng lực thích ứng và phát triển hạ tầng thích ứng; Nâng cao chất lượng và tính bao trùm của quá trình phát triển đô thị. 3 chiến lược thực hiện là Xây dựng chương trình và quy hoạch đô thị hợp tác, Khuyến khích huy động nguồn lực đô thị sáng tạo, đổi mới; Bồi dưỡng năng lực và nâng cao hiệu quả quản trị đô thị.

chien luoc phat trien do thi quoc gia giai doan 2021 2030

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn: “Các chuyên gia cần tập trung phân tích các vấn đề “nóng” nhất trong việc phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay như: Phát triển hệ thống hạ tầng như giao thông, thoát nước, xử lý chất thải sinh hoạt, quản lý đất đô thị, sự quá tải dân số, năng lực quản lý đô thị hay sự chồng chéo của các văn bản pháp luật”. Đồng thời, phát triển các xu hướngphát triển đô thị mới trong thời gian gần đây như: Đô thị thông minh, đô thị xanh, tiết kiệm năng lượng; đề nghị làm rõ các khái niệm về đô thị, tìm hiểu các tiêu chuẩn đô thị trên thế giới, tổ chức học tập kinh nghiệm của các nước phát triển.

Tại Dự thảo, TS. Huỳnh Thế Du - Đại học Fulbright Việt Nam đã đưa ra cách tiếp cận mới về phát triển đô thị cần tuân thủ quy luật thị trường và Nhà nước chỉ nên đóng vai trò dẫn dắt, “nắn dòng”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đầu ngành lưu ý Dự thảo cần được xây dựng trên các nguyên tắc về phát triển đô thị bền vững, kinh tế thị trường và lấy con người làm trung tâm, đồng thời nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc quản lý và phát triển đô thị.

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm