CEO Genetica - Bỏ Google về Việt Nam khởi nghiệp

Cập nhật: 12:32 | 13/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Chia sẻ của CEO bỏ Google về Việt Nam khởi nghiệp: Startup trong mảng deep tech (Công nghệ sâu, hay các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu) là ít rủi ro nhất, chỉ 3 lít nước 2 miếng pizza/ngày, 1 chiếc máy tính, vậy là đủ!.  

ceo genetica bo google ve viet nam khoi nghiep

Con đường trở thành tỷ phú đầy sóng gió của nữ doanh nhân Zhou Qunfei

ceo genetica bo google ve viet nam khoi nghiep

Kinh nghiệm gọi vốn triệu USD của CEO Elsa

ceo genetica bo google ve viet nam khoi nghiep

CEO đặt mục tiêu thu 3.200 tỷ đồng trong năm 2019

Thay vì phải bỏ nhiều vốn đầu tư vào nghiên cứu, CEO của Genetica cho rằng, startup trong mảng deep tech chỉ cần các điều kiện khởi đầu đơn giản và một vấn để đủ tốt để giải quyết.

Genetica là công nghệ giải mã gene bằng trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi ông Cao Anh Tuấn, Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại Đại học Cornell, cựu thành viên của Google, cùng các tiến sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về gene từ các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ như Đại học Cornell, Đại học California tại San Francisco và Davis. Sứ mệnh của Genetica là giải mã những thông tin di truyền tiềm ẩn trong bộ gene của con người để hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động của cơ thể. Chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người sẽ ngày càng tốt hơn khi càng nhiều thông tin về gene được giải mã. Việc giải mã gene này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về hệ gene của mình, từ đó giúp hoạch định kế hoạch nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách tối ưu nhất, giúp cá nhân hóa chế độ luyện tập và dinh dưỡng hiệu quả, phòng ngừa các căn bệnh tiềm ẩn, đặc biệt ung thư di truyền. Genetica: Hiện thực hoá hệ gene người Việt vào bản đồ gene thế giới.

ceo genetica bo google ve viet nam khoi nghiep
CEO Genetica - Bỏ Google về Việt Nam khởi nghiệp. Ảnh: Nguồn Internet

Ông Cao Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Genetica tại Việt Nam cho biết “hiện thực hóa hệ gene người Việt vào bản đồ gene thế giới là sứ mệnh mà tôi và các cộng sự luôn đeo đuổi”. Để hiện thực hoá sứ mệnh này, Ông Cao Anh Tuấn - Tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Cornell, người đồng sáng lập và Tổng giám đốc (CEO) của Genetica, công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã quyết định đưa công nghệ giải mã gene bằng Trí tuệ nhân tạo Genetica về Việt Nam. Với công nghệ tối tân từ Mỹ kết hợp với Trí tuệ nhân tạo (AI), Genetica sẽ đem đến những thông tin cụ thể và khoa học, giúp người Việt Nam hiểu hơn về hệ gene của mình để có thể hoàn thiện lối sống khoẻ mạnh và hạnh phúc.

Đây là lần đầu tiên, một công nghệ giải mã gene bằng Trí tuệ nhân tạo của Mỹ có mặt tại Việt Nam. Công nghệ Genetica là sự kết hợp khoa học giữa dữ liệu người Châu Á và trí thông minh nhân tạo. Công nghệ này được chứng nhận bởi IIumina - tổ chức giải mã gene số 1 thế giới. Công nghệ Genetica có độ chính xác được khẳng định tối thiểu là 99%. Hệ thống của Genetica hiện có thể xử lý tối đa 5.760 mẫu mỗi tuần.

Tuấn Cao - CEO đồng sáng lập Genetica đã từng có thời gian làm việc ở Google. Trong dòng hồi tưởng của anh, Google là nơi anh được đánh giá cao, công việc tiến hành trôi chảy, mức lương tốt đến mức anh đã mua được nhà ở Mỹ. Nhưng khát vọng đóng góp gì đó lớn lao hơn thay vì chỉ là một bộ phận nhỏ trong guồng quay lớn đã mang anh về Việt Nam.

Như nhiều startup khác, với Genetica, Tuấn Cao cùng cộng sự khởi nghiệp trong mảng deep tech, xây dựng bản đồ gen của người Việt Nam nói chung và châu Á nói riêng bằng sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo, và phân tích chuyên môn.

Nhiều người quan niệm startup đã rủi ro, nên startup trong lĩnh vực công nghệ ở một quốc gia đang phát triển còn rủi ro hơn nữa. Tuy nhiên, Tuấn Cao có cái nhìn khá lạc quan về vấn đề này.

Cũng trong quan niệm của anh, Việt Nam là mảnh đất còn nhiều tiềm năng để phát triển.

CEO Genetica kể lại rằng, khoảng 2 tuần trước đây, các nhà đầu tư cùng một số giáo sư người Mỹ đến Việt Nam gặp đội ngũ Genetica. Ban đầu họ đều nghi ngờ khả năng sản sinh ra kỳ lân công nghệ ở Việt Nam, nhưng sau một thời gian tiếp xúc, nhận thấy sự hỗ trợ tích cực của chính phủ Việt Nam cũng như khao khát của thế hệ trẻ, tất cả đều thay đổi quan điểm.

Đồng quan trên, CEO Lợi Lưu của Kyber Network, mạng giao dịch tiền số phân quyền đã kêu gọi được 52 triệu USD từ hơn 21.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ trong đợt chào bán token hồi tháng 9/2017, cũng cho rằng Việt Nam là môi trường tốt để startup deep tech khởi động.

Tuy nhiên, Lợi Lưu cũng chỉ ra vẫn còn tồn tại một số trở ngại với startup deep tech ở Việt Nam như hệ thống pháp lý chưa rõ ràng, nhiều nhà sáng lập có tài năng nhưng tầm nhìn ngắn hoặc mơ hồ, chưa có sự thôi thúc để dành ra vài năm nghiên cứu, hiểu cốt lõi vấn đề,...

Văn Khương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm