Câu chuyện mới của ngành ngân hàng trong năm 2019

Cập nhật: 10:47 | 31/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dự báo, tăng trưởng tín dụng trong 3 - 5 năm tới sẽ duy trì khoảng 14%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2015 - 2017 (trung bình 18,1%). Tuy nhiên, lãi suất nhiều khả năng vẫn tăng. Đó là 2 trong những câu chuyện sẽ được nhắc tới nhiều trong năm 2019.  

cau chuyen moi cua nganh ngan hang trong nam 2019 Điều gì chờ đợi các ngân hàng trong năm 2019?
cau chuyen moi cua nganh ngan hang trong nam 2019 Liệu giá vàng có tăng trong năm 2019?
cau chuyen moi cua nganh ngan hang trong nam 2019 Nới thời hạn cho vay có lộ trình trong năm 2019

Tín dụng khó tăng cao

Trong quý IV/2018, hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) ở một số nhà băng đã được nới, song mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành đề ra cho năm 2018 giữ nguyên và dự báo sẽ giảm dần trong các năm tới.

BVSC cho rằng, về phía cầu tín dụng, tăng trưởng kinh tế được dự báo chậm lại với GDP năm 2019 tăng khoảng 6,4 - 6,5%, đồng nghĩa với nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất - kinh doanh từ phía doanh nghiệp giảm tốc. Ngoài ra, lãi suất được dự báo tăng 0,25 - 0,5%/năm trong năm 2019 cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Về phía cung tín dụng, nguồn cung tín dụng bất động sản đang bị siết lại thông qua quy định nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay kinh doanh bất động sản lên 200% từ đầu năm 2018 và 250% vào đầu năm 2019, đồng thời giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 45% xuống 40%. Bên cạnh đó, do việc áp dụng Basel II, nhu cầu vốn ước tính để đáp ứng được mức tăng trưởng tín dụng 14 - 15%/năm ở các ngân hàng niêm yết là khoảng 237.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2018 - 2019.

cau chuyen moi cua nganh ngan hang trong nam 2019
Ảnh minh họa

Lãi suất dự kiến tăng

Mặc dù tín dụng được cho là sẽ tăng thấp trong năm sau, nhưng lãi suất khó giảm. Theo các chuyên gia kinh tế, mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng thời gian tới, tuy nhiên, mức tăng sẽ khó có thể quá 0,7%/năm.

Cùng với đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sẽ tạo sức ép lên lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng. Mặt khác, tín dụng tại không ít ngân hàng tăng cao trong thời gian qua, nhưng phần lớn nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nên việc siết lại tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn góp phần đẩy lãi suất lên.

Các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài để huy động được vốn trung - dài hạn nhằm cân đối lại nguồn đáp ứng quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN.

Cân nhắc mục tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận năm 2018 của hầu hết ngân hàng đều tăng trưởng và không ít nhà băng sớm cán đích kế hoạch sau 3 quý hoạt động đầu năm. Tuy nhiên, với chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo hướng giảm dần và chi phí đầu vào tăng theo xu hướng tăng của lãi suất là yếu tố khiến các nhà băng phản cân nhắc về mục tiêu kinh doanh trình đại hội đồng cổ đông năm 2019.

Theo các chuyên gia tài chính, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp sẽ ảnh hưởng đến bức tranh lợi nhuận ngân hàng. Bởi lẽ, lợi nhuận ngân hàng chủ yếu đến từ tín dụng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận cao trong năm 2018, bên cạnh tín dụng còn có nguồn thu từ xử lý nợ xấu. Sau 5 năm bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nay đến thời hạn quay về ngân hàng và các nhà băng đang nỗ lực xử lý nợ. Với các khoản nợ xấu này, các nhà băng đã trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro với mức 20%/năm, nên đến thời điểm này, nếu xử lý xong sẽ hoàn nhập vào lợi nhuận.

Tăng vốn để đáp ứng Basel II

Thời điểm đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II đang đến gần và lộ trình NHNN đề ra là đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải có từ 12 - 15 ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II, nên áp lực tăng vốn là không nhỏ, nhất là nhóm ngân hàng nhỏ có vốn điều lệ từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng.

Để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, bên cạnh chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, các ngân hàng cần thu hút thêm vốn cổ phần, trong đó có vốn ngoại. Hai ngân hàng lớn là Vietcombank và BIDV cũng đang chuẩn bị tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Trong đó, Vietcombank sẽ chào bán gần 360 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng vốn điều lệ thêm gần 3.600 tỷ đồng. BIDV sẽ chào bán 603 triệu cổ phiếu cho một cổ đông chiến lược nước ngoài là KEB Hana Bank.

Theo giới phân tích, việc triển khai áp dụng Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh hơn, đồng thời nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn, sẽ mang lại các kết quả kinh doanh khả quan và bền vững.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm