Cập nhật tiến độ giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Cập nhật: 18:01 | 20/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu chủ đầu tư phối hợp chặt với UBND TP. Long Khánh và các huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hoàn tất và bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 12 năm nay để kịp chuẩn bị khởi công dự án vào quý III/2020.

cap nhat tien do giai phong mat bang tuyen cao toc phan thiet dau giay

Tiền Giang báo tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

cap nhat tien do giai phong mat bang tuyen cao toc phan thiet dau giay

Sơ tuyển nhà đầu tư dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

cap nhat tien do giai phong mat bang tuyen cao toc phan thiet dau giay

Khởi công Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cuối năm 2019

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Thăng Long, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây qua địa phận Đồng Nai dài hơn 50 km đến nay, chủ đầu tư đã bàn giao cọc mốc, giải phóng mặt bằng được hơn 45 km, trong đó trên địa bàn huyện Xuân Lộc gần 30 km, huyện Cẩm Mỹ gần 14 km và TP. Long Khánh 2,6 km.

Như vậy, tuyến chỉ còn 5,6 km chưa bàn giao cọc mốc. Đây là các đoạn đang chờ ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải.

cap nhat tien do giai phong mat bang tuyen cao toc phan thiet dau giay

Trong quá trình chờ đợi ý kiến của Bộ, mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu chủ đầu tư phối hợp chặt với UBND TP. Long Khánh và các huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hoàn tất và bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 12 năm nay để kịp chuẩn bị khởi công dự án vào quý III/2020. Riêng một số nút giao được đơn vị tư vấn đề xuất điều chỉnh, Sở Giao thông - vận tải phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh làm việc với Bộ Giao thông - vận tải.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ QL1A đi Mỹ Thạnh tỉnh Bình Thuận; điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Tổng chiều dài toàn tuyến là khoảng 99 km, riêng đoạn qua Đồng Nai dài 51,5 km đi qua các địa phương Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh và Thống Nhất.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 14.356 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT. Sau khi khởi công, dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng.

Theo chủ đầu tư dự án, năm 2019 cần khoảng 1.135 tỷ đồng cho công tác chuẩn bị khởi công. Trong đó, vốn giải phóng mặt bằng là 800 tỷ đồng (Bình Thuận 330 tỷ đồng và Đồng Nai 470 tỷ đồng), còn lại là chi phí dự phòng, chi phí tư vấn rà phá bom mìn…

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm