Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Nhà đầu tư đang chịu thiệt thòi

Cập nhật: 06:53 | 29/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Chính phủ vừa có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng chi trả khoản nợ bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ.

cao toc ha noi hai phong nha dau tu dang chiu thiet thoi Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng còng lưng trả nợ
cao toc ha noi hai phong nha dau tu dang chiu thiet thoi Duyệt đường nối đường gom cầu vượt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tới đường 179
cao toc ha noi hai phong nha dau tu dang chiu thiet thoi Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lỗ hơn 1.756 tỷ đồng

Theo tờ trình, số tiền hơn 4.069 tỷ đồng này sẽ lấy từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2002, dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được Chính phủ chủ trương xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).

cao toc ha noi hai phong nha dau tu dang chiu thiet thoi

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Để đầu tư theo hình thức PPP, Nhà nước phải tham gia từ 30 - 50% tổng vốn đầu tư, phần còn lại do nhà đầu tư (Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam - VIDIFI) lo và hoàn vốn đầu tư bằng thu phí. Như vậy, với tổng mức đầu tư đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 44.818 tỷ đồng, Nhà nước cần tham gia vốn khoảng 13.000 đến 22.000 tỷ đồng.

Năm 2007, dự án QL5 mãn tải, Thủ tướng quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, ngân sách Nhà nước sẽ bố trí thanh toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 4.069 tỷ đồng trong đó, Hà Nội 882 tỷ đồng, Hưng Yên 788 tỷ, Hải Dương 992 tỷ và Hải Phòng là 1.397 tỷ.

Trả nợ gốc đến hạn các khoản vay nước ngoài 300 triệu USD (thời gian từ 13 - 30 năm), một phần vốn tham gia của Nhà nước được bố trí từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các khu đô thị, khu công nghiệp được hình thành sau khi tuyến đường xây dựng (khoảng 5.200 tỷ đồng).

Tính từ thời điểm dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu triển khai đến nay đã hơn 10 năm nhưng các khoản Nhà nước cam kết trả cho nhà đầu tư VIDIFI theo quyết định 746 của Thủ tướng vẫn chưa được thực hiện.

Do đó VIDIFI vẫn đang phải tiếp tục vay ngân hàng Phát triển VN (VDB) các khoản tham gia hỗ trợ của Nhà nước theo cam kết với lãi suất bình quân 10%. Tính đến cuối 2018 chi phí lãi vay phát sinh thêm do các khoản hỗ trợ của Nhà nước chưa được thực hiện ước tính khoảng 800 tỷ đồng.

Trong báo cáo Chính phủ và các bộ ngành, VIDIFI cho biết, sau 3 năm đi vào hoạt động, lưu lượng xe trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bình quân trên 27.000 xe mỗi ngày, đảm bảo phương án tài chính của dự án là khả thi. Tuy nhiên, do số tiền giải phóng mặt bằng chậm được thanh toán khiến chủ đầu tư khó khăn. Nếu các khoản hỗ trợ của nhà nước không nhanh chóng được cấp thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đặc biệt là nguy cơ phá vỡ phương án tài chính của dự án, doanh nghiệp dự án phá sản.

Ngoài ra, việc không trả được các khoản nợ vay nước ngoài (được Chính phủ bảo lãnh) sẽ ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ đối với các nhà tài trợ vốn nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín, môi trường đầu tư tại Việt Nam và khiến doanh nghiệp không thể tái cơ cấu dự án.

"Các nhà đầu tư đã đến tìm hiểu, tham khảo VIDIFI, đặc biệt tìm hiểu về cam kết của Chính phủ đối với nhà đầu tư. Vì vậy nếu các khoản cam kết của Chính phủ chậm giải quyết sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư”, đại diện VIDIFI thông tin thêm.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 6 làn xe, tốc độ tối đa cho phép 120 km/h, được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Cao tốc đi qua 4 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), phần lớn vay vốn lãi suất thương mại dao động 10,5 - 11,4% trong 30 năm.

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm