Cảnh báo tình trạng rao bán tiền giả công khai trên mạng xã hội

Cập nhật: 10:47 | 22/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tiền giả được rao bán công khai trên Facebook, Zalo... Kẻ buôn tiền thường để lại số điện thoại để tư vấn và giao dịch.

canh bao tinh trang rao ban tien gia cong khai tren mang xa hoi

Lịch sử tiền giấy tại Việt Nam

canh bao tinh trang rao ban tien gia cong khai tren mang xa hoi

Lưu hành tiền giả bị xử lý như thế nào?

canh bao tinh trang rao ban tien gia cong khai tren mang xa hoi

Học cách chế tác qua mạng, đối tượng làm ra hơn 1 tỷ đồng tiền giả

Mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh, bên cạnh những tiện ích của nó đã có rất nhiều người lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi phi pháp. Trong đó, mua bán, kinh doanh tiền giả đã và đang được rao bán hết sức công khai, đặc biệt là dịp cuối năm và giáp Tết.

Tiền giả rất dễ nhận biết khi sờ chất liệu nilon có cảm giác dễ bai giãn, không có độ đàn hồi đặc trưng như tiền thật. Hình ảnh, hoa văn không sắc nét, mực in dễ bong tróc. Nếu là tiền giả thì cụm số mệnh giá dập nổi sẽ làm bằng phương pháp in nên nhìn không rõ và không giống tiền thật, hình định vị không khớp khít khi soi trước nguồn sáng.

Đặc biệt, yếu tố mực đổi màu (OVI) không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật. Mảng ký tự siêu nhỏ là những dải mực nhòe; khi soi dưới đèn cực tím số seri dọc và ngang không phát quang, một số khu vực in nền phát quang và nhìn thấy rõ cụm số mệnh giá in giả cụm số dập nổi.

Có một loại tiền giả polymer mệnh giá 500.000đ khác nữa là nhưng vần seri là GZ, HE, IM, MN, PL, PM, PV, QF, QS, TK, YU; với đặc điểm tiền giả in trên giấy thường và phủ lớp nilon mỏng trên hai mặt tờ tiền, hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít khi soi trước nguồn sáng.

Về yếu tố mực đổi màu (OVI) không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật; các cửa sổ được làm giả bằng cách khoét thủng nền giấy theo hình cửa sổ, nền cửa sổ 02 lớp nilon phủ trên hai mặt; cụm số dập nổi trong cửa sổ lớn được in giả bằng mực trong suốt, khó nhìn thấy, mảng ký tự siêu nhỏ là những giải mực nhòe; khi soi dưới đèn cực tím số seri dọc và ngang không phát quang giống như tiền thật.

Đối với tiền giả polymer mệnh giá 50.000 VNĐ vần seri VU, có đặc điểm làm giả là có vần seri GF, KZ; tiền giả in trên giấy thường, phủ lớp nilon mỏng trên hai mặt tờ tiền, hình ảnh, hoa văn không sắc nét.

Loại tiền giả 50.000 VNĐ có in giả dây bảo hiểm nhưng mờ nhạt, hình định vị không khớp khít khi soi trước nguồn sáng. Các cửa sổ được làm giả bằng cách khoét thủng nền giấy theo hình cửa sổ, nền cửa sổ là 2 lớp nilon phủ trên hai mặt. Mảng ký tự siêu nhỏ là những giải mực nhòe, khi soi dưới đèn cực tím nền giấy phát quang nhưng số seri dọc và ngang không phát quang.

canh bao tinh trang rao ban tien gia cong khai tren mang xa hoi
Ảnh: Nguồn Internet

Một điều rất dễ dàng khi đăng nhập Facebook, chỉ cần gõ từ khóa “tiền giả” có thể cho hiển thị hàng trăm trang cá nhân có tên như: “Buôn bán tiền giả”, “Trao đổi tiền giả”, “Bán tiền giả”, hay “Bán tiền giả như thật”… Mệnh giá tiền giả khá đa dạng, từ 5.000 đồng đến 500.000 đồng.

Với lời quảng cáo, mời gọi đầy hấp dẫn như: giống tiền thật 100%, giá rẻ giật mình, tiêu xài thả ga không sợ bị phát hiện… những trang mạng này thu hút sự chú ý của rất nhiều kẻ hám lợi.

Các đối tượng buôn bán tiền giả ngoài việc quảng cáo công khai trên Facebook, chúng thường để lại số điện thoại để tư vấn và giao dịch qua Zalo. Khi hai bên đã đạt được thỏa thuận mua - bán, người bán tiền giả sẽ chuyển hàng qua đường bưu điện, khi nhận được hàng thì người mua mới phải trả tiền qua bưu tá.

Cũng với chiêu thức bán tiền giả, một số tài khoản khác đã lợi dụng việc này để lừa đảo khách hàng lấy tiền đặt cọc. Khi khách ngỏ ý có nhu cầu mua tiền giả, chúng buộc khách hàng phải đặt cọc trước 30% hay 50% số tiền thì mới giao hàng. Nhiều người vì lòng tham, vì lợi nhuận trước mắt đã chuyển tiền trước nhưng không nhận được hàng.

Theo luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

Buôn bán tiền giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về việc xử lý những người có hành vi này tại điều 207 đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

Cụ thể, người tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị phạt tù từ 3 - 7 năm; Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 5 - 12 năm; Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 10 - 20 năm hoặc tù chung thân; Người có hành vi chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt cải tạo không giam giữ khoảng 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm; Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Còn luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho hay, theo quy định của pháp luật, người mua và bán tiền giả đều bị xử lý hình sự với các mức phạt tù khác nhau mà không phụ thuộc vào mệnh giá, giá trị tiền để mua bán.

Theo các luật sư, sở dĩ vấn nạn buôn bán tiền giả bùng phát như hiện nay là do sự hiểu biết pháp luật của những đối tượng này còn hạn chế; do lợi ích từ việc mua bán tiền giả là rất lớn nên họ đã bất chấp để phạm pháp.

Hơn nữa, việc lập tài khoản trên mạng xã hội hiện nay khá dễ dàng. Các đối tượng thường dùng tên giả, giao dịch bằng cách gửi mã thẻ cào, chuyển phát nhanh... nên dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng để hoạt động.

Để hạn chế nạn mua bán tiền giả, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân. Các đơn vị chủ quản mạng xã hội cần tăng cường kiểm duyệt chặt chẽ, gỡ bỏ kịp thời những nội dung đăng tải có dấu hiệu trái pháp luật của người dùng.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm