Cần tháo gỡ vướng mắc qua xử lý nợ xấu

Cập nhật: 18:47 | 15/10/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mới đây, Bộ Tư Pháp đã có giải trình gửi Ủy ban Tư pháp Quốc hội về một số vấn đề liên quan đến công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2018. Trong đó, có giải trình về nguyên nhân của hạn chế trong việc thi hành án đối với khoản nợ của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết số 42/2017/QH14.

can thao go vuong mac qua xu ly no xau Ngày 19/10/2018, đấu giá các khoản nợ xấu của Công ty CP Tập đoàn Đông Thiên Phú
can thao go vuong mac qua xu ly no xau Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh xử lý nợ xấu
can thao go vuong mac qua xu ly no xau Đấu giá khoản nợ xấu của Công ty TNHH Thép Thành Đô tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai (Hà Nội)

Theo Bộ Tư pháp, kết quả thi hành án đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng vẫn đạt tỷ lệ thấp và giảm so với cùng kỳ năm 2017 là do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.

Về nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể kể đến như: khi thẩm định giá tài sản thế chấp trước khi cho vay cao hơn nhiều lần so giá thẩm định khi kê biên đấu giá; tài sản thực tế không đúng, là nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, có mồ mả trên đất.

can thao go vuong mac qua xu ly no xau
Ảnh: Nguồn Internet

Vẫn theo Bộ Tư Pháp, một số nguyên nhân khác gồm: tài sản ở vị trí bất lợi trong giao dịch dẫn đến khó xử lý, việc thi hành án kéo dài; đại diện cho tổ chức tín dụng chưa nắm rõ thủ tục THADS, chưa tích cực trong việc thu hồi nợ, chậm giải quyết các vướng mắc phát sinh, thậm chí cho thỏa thuận để thanh toán dần, đề nghị chậm giao tài sản đã bán đấu giá.

Bộ Tư pháp cũng chỉ ra rằng, ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án còn chưa cao, phần lớn người phải thi hành án tìm cách trốn tránh, chây ỳ, chống đối quyết liệt việc thi hành án.

Đồng thời, công tác phối hợp với một số cơ quan, đơn vị có liên quan hiệu quả còn chưa cao như: phối hợp với Tòa án, chính quyền địa phương, Công an trong bảo vệ cưỡng chế, xử lý hình sự hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án.

Điển hình như Vụ Lê Văn Đông (Gia Lai) phải thi hành án cho Agribank đã kê biên bán đấu giá nhưng quá trình tổ chức thi hành án phát hiện giấy CNQSD đất được cấp sai; vụ ông Nguyễn Văn Quận (An Giang) thế chấp Quyền sử dụng đất cho Kienlongbank cấp sai tên trong giấy CNQSDĐ, Vụ Đoàn Lê Nguyên (An Giang) thế chấp QSDĐ nhưng giấy đất được cấp trùng.

Một nguyên nhân khách quan nữa mà Bộ Tư pháp đưa ra là tâm lý e ngại của người dân mua tài sản thi hành án vì hầu hết họ cho rằng tài sản bị siết nợ là không may mắn.

Số liệu 10 tháng gần cho thấy có 2.856 việc với 4.534 tỷ đồng bán nhiều lần không thành; trong đó số bán 3 lần trở lên là 1917 việc với 2.675 tỷ đồng. Cá biệt, vụ Công ty Việt Nhật Quang (Phú Thọ) bán lần thứ 18 chưa có người mua.

Về nguyên nhân chủ quan, một số Thủ trưởng cơ quan THADS (nhất là cấp huyện) chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm thu hồi nợ xấu, chưa tích cực chủ động mà phó mặc cho Chấp hành viên; một số Chấp hành viên còn chậm tổ chức thi hành án hoặc cố tình trì hoãn việc tổ chức thi hành án, chưa kiên quyết áp dụng các quy định của pháp luật để tổ chức thi hành án, để việc thi hành án kéo dài.

Chẳng hạn, theo báo cáo của Cục THADS tỉnh Đồng Nai, vụ Phạm Thị Kim Lan thi hành án cho Ngân hàng Việt Á có nhiều khiếu nại do Chấp hành viên có nhiều sai phạm trong việc kê biên tài sản.

Hoài Dương