Cần kiểm soát hơn đối với sự phát triển của tín dụng tiêu dùng Việt Nam

Cập nhật: 17:22 | 15/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỉ trọng tín dụng tiêu dùng (TDTD) so với GDP của Việt Nam vào cuối năm 2018 đạt hơn 25% và bắt đầu tiệm cận ngưỡng cảnh báo của IMF. Theo đó, cần phải có một hệ thống cảnh báo, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sự phát triển của tín dụng tiêu dùng.

can kiem soat hon doi voi su phat trien cua tin dung tieu dung viet nam Agribank triển khai gói tín dụng nhằm đẩy lùi tín dụng đen
can kiem soat hon doi voi su phat trien cua tin dung tieu dung viet nam Đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Địa ốc Gia Phú tại BIDV – Chi nhánh Trường Sơn
can kiem soat hon doi voi su phat trien cua tin dung tieu dung viet nam Thủ tướng chỉ thị củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân

Chia sẻ tại hội thảo 'Phát triển Tín dụng tiêu dùng – Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen', ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng tiêu dùng chỉ mới tăng tốc từ tháng 10/2012 đến nay. Trước đó, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trong nước và tái cơ cấu các TCTD, tốc độ tăng trưởng TDTD luôn ở ở mức âm trong giai đoạn 2011 đến cuối năm 2012.

can kiem soat hon doi voi su phat trien cua tin dung tieu dung viet nam
Ảnh minh họa

Cụ thể, giai đoạn từ đầu năm 2013 đến 7/2014 tín dụng tiêu dùng luôn tăng trưởng đều đặn với tốc độ trên 20% và có những lúc cao hơn 30%. Đặc biệt, giai đoạn từ tháng 8/2014 đến 2018, TDTD đã thực sự bùng nổ, tốc độ tăng có thời kì hơn 80% và làm cho tỉ trọng dư nợ TDTD trên tổng dự nợ toàn hệ thống tăng từ 6,3% vào tháng 8/2014 lên mức 19,7% vào tháng 12/2018.

Ông nhận định, khi tỉ lệ TDTD so với GDP quá cao thì rủi ro mất khả năng thanh toán của người vay nợ tăng lên.

Bên cạnh đó, rủi ro bong bóng đang tăng lên khi nhu cầu TDTD cho việc mua, xây nhà để ở gia tăng cùng với xu hướng tăng của giá nhà đất có thể khuyến khích người dân tham gia đầu cơ trên thị trường Bất động sản.

Ngoài ra, cạnh tranh trong lĩnh vực TDTD cũng ngày càng tăng cao, tạo ra nguy cơ rủi ro đạo đức, rủi ro hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Để ngăn ngừa các rủi ro trên, ông Nguyễn Tú Anh cho rằng, cần phải có một hệ thống cảnh báo, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sự phát triển của TDTD. Đồng thời, các TCTD cần phải nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực Basel II để kiếm soát không chỉ rủi ro tín dụng mà còn phải kiểm soát rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Hoài Dương