Các ngân hàng sẽ có quy định với gói vay điện mặt trời

Cập nhật: 10:41 | 30/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hầu như ngân hàng nào cũng có các gói cho vay điện mặt trời và thực tế cũng có những gói nghìn tỷ được ký kết, giải ngân. Tuy nhiên, các nhà băng cho biết sẽ quy định điều kiện cho vay tương đối chặt chẽ do đặc tính của những khoản vay này là trung, dài hạn.  

cac ngan hang se co quy dinh voi goi vay dien mat troi

Các ngân hàng tung gói vay ưu đãi quy mô lớn với mục đích gì?

cac ngan hang se co quy dinh voi goi vay dien mat troi

Lãi suất vay ngân hàng VIB mới nhất năm 2019

cac ngan hang se co quy dinh voi goi vay dien mat troi

MB triển khai gói vay ưu đãi lãi suất lên tới 17.000 tỷ đồng

Dự án 1.000 tỷ được vay 700 tỷ đồng

Điều kiện để các doanh nghiệp làm điện mặt trời được hưởng giá bán 9,35 cent/kWh (mức giá cao so với nhiều nước khác) là có chứng chỉ vận hành thương mại (COD) trước ngày 30/6. Điều này tạo nên cảnh "chạy đua" tham gia đầu tư trước hạn chót của nhiều doanh nghiệp. Song hành với đó, không ít ngân hàng cũng tung ra những gói vay để tạo cơ hội cho nhà đầu tư. Hạn mức cho vay tại các nhà băng phổ biến là 70% vốn đầu tư dự án và bảo hiểm 75% sản lượng điện trong 5 năm.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đầu năm hợp tác thu xếp nguồn vốn tài trợ bổ sung vốn lưu độngvới TTC Energy, tài trợ đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời cho thuê.

VietinBank cũng công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng, tương đương 62,5% tổng vốn đầu tư cho dự án điện mặt trời TTC 01 tại Tây Ninh.

Năm 2017, Agribank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng ký thỏa thuận đồng tài trợ vốn cho nhà máy điện mặt trời Phong Điền (Thừa Thiên Huế) với vốn đối ứng của chủ đầu tư chiếm 40%, vốn vay các ngân hàng chiếm 60%.

SHB có gói cho vay đối với các dự án năng lượng tái tạo công suất không quá lớn. Cụ thể, cùng sự hỗ trợ của World Bank, ngân hàng giảm trừ trực tiếp vào lãi suất vay còn 1,5%/năm với hạn mức tối đa 80% trong 15 năm cho các dự án có công suất không quá 30 MW. Chủ đầu tư cũng được tư vấn thêm về vấn đề kỹ thuật, an toàn đập, môi trường xã hội.

Ngoài cho vay vốn đầu tư dự án thì nhiều ngân hàng cũng hợp tác với doanh nghiệp cho vay khách hàng dùng hệ thống năng lượng mặt trời.

Chẳng hạn, BIDV phối hợp với SolarBK đưa ra các gói giải pháp điện mặt trời hỗ trợ các hộ gia đình. Hạn mức cho vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 2 - 10 kWp với thời hạn 12 - 36 tháng, lãi suất 10%/năm.

cac ngan hang se co quy dinh voi goi vay dien mat troi
Các ngân hàng sẽ có quy định với gói vay điện mặt trời. Ảnh minh họa

Tương tự, HDBank cũng cho vay doanh nghiệp đầu tư xây lắp các dự án điện mặt trời trên mái nhà, hạn mức tối đa 10 tỷ đồng, thơi hạn 5 năm.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng là một trong số những nhà băng tham gia cấp vốn cho dự án điện mặt trời, đơn cử như nhà máy Phước Hữu công suất lắp đặt 65 MWp của CTCP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang. Cụ thể, MSB cấp vốn cho Vịnh Nha Trang thông qua việc mua toàn bộ 650 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm do công ty phát hành với lãi suất cổ định năm đầu tiên là 10% và các kỳ tiếp theo là tổng của lãi tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại MSB cộng với biên độ 3,5%/năm.

Ngân hàng phải "chọn mặt gửi vàng" tránh bị “loãng”

Một lãnh đạo doanh nghiệp đang đầu tư điện mặt trời tại Ninh Thuận chia sẻ làm ngành này, tiếp cận vốn từ ngân hàng không dễ. Nguyên nhân một phần đến từ việc "người người, nhà nhà" đổ tiền làm điện mặt trời nên nhu cầu về vốn trung, dài hạn lớn trong khi nguồn cung có giới hạn. Chưa kể, đầu tư ồ ạt song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ký hợp đồng đấu nối vào lưới điện quốc gia.

Ở chiều ngược lại, cũng như Vietcombank, dù ủng hộ chủ trương phát triển năng lượng sạch, một số nhà băng tỏ ra khá cẩn trọng khi bỏ tiền cho vay điện mặt trời.

Vietcombank đang cho vay 3 dự án là Srêkop 1, Srêkop 2 và BP Solar. Srêkop 1 có tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng tại Đăk Lăk. Srêkop 2 và BP Solar 1 là 2 dự án ở Phước Hữu, Ninh Thuận.

Hiện HDBank cho vay dự án Sao Mai PV1 công suất 210 MWp do CTCP Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) làm chủ đầu tư với hạn mức 1.400 tỷ đồng, tương đương 70% tổng mức đầu tư. Trước đó, ngân hàng này cũng ký hợp đồng tín dụng với hạn mức tài trợ 760 tỷ đồng cho dự án nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận của CTCP Điện Mặt Trời Mỹ Sơn - Hoàn Lộc Việt.

Nhà băng này cũng kết hợp với ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án điện mặt trời Fujiwara Bình Định có công suất thiết kế 50 MWp với công ty TNHH Fujiwara Bình Định.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam phân tích, khó khăn lớn nhất của nhiều dự án là không dễ để tiếp cận được nguồn đất sạch. Vấn đề thứ hai, theo ông, là không phải dự án nào triển khai thì sẽ được đấu nối vào lưới điện quốc gia. Cuối cùng là việc bán điện.

Trong khi các doanh nghiệp đang “đổ bộ” vào lĩnh vực điện mặt trời, năng lượng tái tạo nhằm hưởng những ưu đãi trong giai đoạn đầu của Chính phủ, các ngân hàng cũng bị cuốn vào làn sóng đầu tư này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hàng loạt dự án điện mặt trời đã đặt ra những lo ngại về việc quá tải công suất hệ thống.

Các chuyên gia nhận định, sự bùng nổ điện mặt trời khiến việc nâng cấp hạ tầng mạng lưới điện quốc gia trở nên cấp thiết. Nếu quá trình này không theo kịp tốc độ phát triển của điện mặt trời, các dự án có thể sẽ không được hòa lưới hoặc bị sa thải phụ tải dù có hợp đồng mua bán điện (PPA). Khi đó, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng có thể rơi vào bế tắc.

Hoài Sơn

Tin cũ hơn
Xem thêm