"Bỏ túi" bí kíp tiết kiệm điện khi dùng điều hòa trong những ngày nắng nóng

Cập nhật: 14:56 | 18/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Với thời tiết ngày càng nắng nóng như hiện nay, việc sử dụng điều hòa 24/24 của các gia đình là điều không tránh khỏi. Vậy làm thế nào để vừa được "ngồi mát" mà lại không lo tốn điện?

Mẹo sử dụng điều hòa xe ô tô đúng cách, vừa mát vừa tiết kiệm nhiên liệu

Những chiếc điều hoà Inverter "đắt khách" nhất tháng 5: Giá chỉ từ 7 triệu

Chọn máy lạnh có công suất thích hợp

Bạn có thể chọn mua một chiếc điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng cần dùng. Như vậy sẽ vừa giúp bạn chọn được một chiếc máy lạnh bền, tiết kiệm điện, vận hành ổn định mà còn mua được với giả cả phải chăng nhất.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Không đặt nhiệt độ dưới 25 độ C

25-27 độ C là mức nhiệt độ phù hợp với cơ thể con người có thể thích nghi và không dẫn đến tình trạng "sốc nhiệt". Nếu đặt nhiệt độ thấp hơn 25 độ C, máy sẽ phải hoạt động liên tục để duy trì mức nhiệt độ đã cài đặt, tuổi thọ của thiết bị giảm và tiêu tốn điện năng gấp mấy lần thông thường.

Đặc biệt khi bạn chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và máy sẽ phải khởi động lại nhiều lần để đạt đến mức nhiệt cài đặt, gây hoa phí điện năng của gia đình. Lưu ý, khi vừa khởi động máy, người dùng không nên chọn ngay mức nhiệt độ quá thấp cho máy lạnh.

Sử dụng quạt cùng với lạnh

Sử dụng quạt kết hợp với điều hòa sẽ giúp không khí trong phòng có nhiều độ ẩm hơn. Nhờ vậy, người dùng sẽ hạn chế được tình trạng khô da, cơ thể bị mất nước hoặc viêm họng khi ở trong phòng lạnh lâu, đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Cài đặt nhiệt độ cao hơn vào ban đêm

Vào ban đêm, hãy tăng máy lạnh thêm 1 hoặc 2 độ C so với ban ngày. Bạn điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải tầm từ 25 - 29 độ C khoảng 1 - 2 tiếng trước khi đi ngủ, như vậy sẽ giúp máy lạnh hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.

Bạn có thể dùng chế độ hẹn giờ của máy và lựa chọn thời gian tắt thích hợp hoặc chế độ ngủ đêm ở một vài mẫu mới hiện nay, vừa tiết kiệm được năng lượng, vừa có giấc ngủ sâu ngon.

Làm vệ sinh máy lạnh định kỳ

Số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia về điện lạnh thì nên bảo dưỡng máy lạnh 3 - 4 tháng 1 lần. Việc này có thể giúp bạn loại bỏ được bụi bẩn, vi khuẩn và giảm đến 15% công suất hoạt động của máy.

Trong quá trình hoạt động, những hạt bụi li ti theo thời gian sẽ tích tụ dày bên trong máy gây giảm hiệu suất làm lạnh, tốn điện hay thậm chí chảy nước trong máy lạnh. Ngoài ra, bụi bẩn và nấm mốc bám trên máy lạnh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của người dùng, nhất là những gia đình có người già và trẻ em.

Máy lạnh sau một thời gian dài không được bảo dưỡng sẽ bị bám bụi gây tắc nghẽn các bộ lọc và quạt máy nên dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả, lại gây hư hỏng các bộ phận bên trong máy. Việc bảo dưỡng máy lạnh sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, kiểm tra lại các linh kiện bên trong để giúp các bộ phận của máy vận hành ổn định và trơn tru hơn, từ đó giảm sự hao phí điện năng, tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn và làm mát hiệu quả hơn.

Lắp máy lạnh tránh hướng mặt trời

Để làm tăng hiệu quả làm lạnh thêm 10% ở cùng mức nhiệt, bạn nên lắp dàn lạnh ở nơi ít bị ánh nắng chiếu nhất. Bên cạnh đó, cũng không nên lắp điều hòa ở nơi nhiệt độ khó phân tán, làm nhiệt độ phòng không đồng đều hay nơi không khí lạnh có thể thoát nhanh ra ngoài như cửa sổ, cửa ra vào.

Dùng cửa kính màu sáng

Cửa kính thường hấp thụ nhiệt rất tốt, nhất là khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Điều này khiến máy lạnh phải chạy liên tục, quá tải, tiêu tốn nhiều điện năng nên cần hạn chế tối đa sử dụng các cửa kính.

Nếu bạn đang dùng cửa kính thì hãy che nắng ở bên ngoài, hoặc sử dụng rèm bên trong để nhiệt độ nóng bức không xâm nhập vào phòng máy lạnh. Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng, vậy bạn nên dùng cửa kính, tường phòng, cửa sổ, mành rèm, các vật dụng khác có tông màu sáng sẽ giúp máy lạnh không phải hoạt động liên tục và tiêu thụ nhiều điện năng.

Bạn cũng phải chắc căn phòng máy lạnh đang dùng kín, không có khe hở và hơi lạnh không bị thoát ra ngoài.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Kiểm tra ống dẫn và che chắn cục nóng

Thường xuyên kiểm tra các ống dẫn có bị bám bụi hay rò rỉ không. Vì đây có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, lãng phí điện năng của gia đình. Vị trí lắp cục nóng rất quan trọng, bạn nên chọn những nơi có bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời, cách tường ít nhất 30cm giúp nhiệt độ tác động lên cục nóng sẽ giảm, tốc độ làm lạnh tăng lên. Nếu không tìm được bóng mát để lắp đặt cục nóng thì bạn có thể dùng tấm bạt chống nhiệt che cực nóng.

Thay đổi hướng gió

Phần lớn máy lạnh có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía. Do vậy, bạn nên cần thường xuyên thay đổi hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết như giường, tủ, bàn làm việc,… giúp cho phòng mát đều và nhanh hơn. Và cũng nên điều chỉnh hướng gió thổi sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống để nhiệt độ cả phòng có thể ở mức tối ưu nhất.

Không nên Bật/Tắt liên tục

Thao tác Bật/Tắt liên tục khiến máy lạnh giảm độ bền, tiêu tốn nhiều điện năng. Khi thực hiện thao tác bật, máy lạnh phải sử dụng rất nhiều điện năng để khởi động máy nén, động cơ quạt, nhằm làm lạnh không khí đạt đến mức nhiệt độ mong muốn.

Vậy nên hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý. Sau khi đã tắt máy bằng điều khiển, hãy ngắt luôn Aptomat - công tắc nguồn điện vào máy. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể. Việc ngắt điện của máy còn để phòng tránh các trường hợp chập điện bên trong máy, gây hư hỏng.

Linh Linh (T/H)