Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra công tác chuẩn bị đầu tư cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Cập nhật: 22:28 | 30/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Ngày 30/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị đầu tư tại dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình và một số dự án đầu tư công giai đoạn 2021- 2025 khác, như dự án xây dựng tuyến đường ĐT.482 và dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Thanh Hóa thu hồi hơn 19.000m2 đất của Công ty May mặc 68 Toàn Cầu

Tập đoàn Hòa Bình không đủ năng lực làm dự án 2.300 tỷ tại Ninh Bình

Đề xuất mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giảm tình trạng ùn tắc

Ninh Bình: Doanh nghiệp xăng dầu nợ thuế hơn 115 tỷ đồng bị cưỡng chế hóa đơn

‘Ông chủ’ Khu công nghiệp Phúc Sơn bị ‘bêu tên’ vì nợ thuế hơn 74 tỷ đồng

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra công tác chuẩn bị đầu tư cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường ĐT.482.

Cũng trong ngày, đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã đi khảo sát thực địa mặt bằng chuẩn bị cho công tác đầu tư.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình về công tác phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tiến hành rà soát Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình, đã xác định điểm đầu nút giao Mai Sơn, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô; điểm cuối tại cầu vượt sông Đáy, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh.

Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 25,3 km; quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120km/h, bề rộng nền đường 24,75m, bề rộng mặt đường 15m; tổng mức đầu tư 7.860 tỷ đồng. Hình thức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình là đầu tư công.

Tại buổi làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc cho biết: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình có vị trí và ý nghĩa quan trọng, ngoài việc kết nối với tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 sắp hoàn thành, giảm tải cho tuyến Mai Sơn - Cao Bồ qua trung tâm thành phố Ninh Bình, tuyến Mai Sơn - cầu Tam Tòa còn kết nối giao thông toàn khu vực phía Đông tỉnh Ninh Bình, huyện Nga Sơn - Thanh Hóa, tuyến đường Quốc lộ 10, đường ven biển, trục giao thông Đông - Tây của Ninh Bình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra công tác chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng
Chủ tịch UBND tỉnhNinh Bình báo cáo công tác chuẩn bị mặt bằng cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình tại nút giao Mai Sơn (xã Mai Sơn, huyện Yên Mô)

Do đó, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho UBND tỉnh Ninh Bình là cơ quan chủ quản dự án, sau khi thi công hoàn thành, quyết toán, bàn giao lại tuyến cho Bộ Giao thông Vận tải quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định.

Với phương án này, cơ quan thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình. Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ, tỉnh Ninh Bình cam kết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đầu tư để khởi công công trình trong vòng 12 tháng, thời gian giải phóng mặt bằng là 12 tháng, thời gian thi công là 30 tháng.

Cũng trong chương trình làm việc tại Ninh Bình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đã kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tại dự án đầu tư xây dựng đường 482, chủ đầu tư đã báo cáo tiến độ thực hiện dự án và những khó khăn vướng mắc. Theo đó, Dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 809/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 với quy mô xây dựng 5 tuyến đường với chiều dài khoảng 43,73 km đi qua huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và thành phố Ninh Bình. Tổng mức đầu tư là 1.475 tỷ đồng, trong đó: 1.200 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 275 tỷ đồng ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2024.

Hiện công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành. Nhà thầu đang tập trung thi công một số hạng mục chính như cầu sông Vạc, cầu sông Bút và một số đoạn thuộc tuyến 482B, 482D, 482C, 482G, 482E với giá trị xây lắp đến nay đạt khoảng 30%. Tổng số vốn đã cấp cho dự án lũy kế đến nay là 1.179,5/1.475 tỷ đồng; giá trị giải ngân đạt 61,72%. Ninh Bình phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2023, vượt so với kế hoạch đề ra.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra công tác chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng
Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng có điểm đầu tại KM0 +00 và điểm cuối tại KM3+250.00

Đối với dự án đường bộ ven biển (giai đoạn I) đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 20/8/2021 với quy mô xây dựng cầu vượt sông Đáy, bề rộng toàn cầu B=12m, tổng chiều dài 1.187 km và xây dựng 2.063 km phần đường đầu cầu. Dự án có tổng mức đầu tư 682,091 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2019-2023.

Đến nay, công tác GPMB trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Kim Sơn đã cơ bản bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công. Chủ đầu tư đang tích cực đôn đốc nhà thầu tập trung thi công xây lắp phần cầu vượt sông Đáy và phần đường, giá trị thực hiện đạt trên 40,23%; Tổng số vốn đã cấp cho dự án là 500 tỷ đồng; Giá trị đã giải ngân đến nay đạt 450 tỷ đồng. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công cam kết sẽ hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.

Sau khi kiểm tra thực tế và nghe UBND tỉnh Ninh Bình, các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thi công báo cáo, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng, ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị đầu tư của tỉnh Ninh Bình đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình cũng như những nỗ lực của tỉnh Ninh Bình trong việc thực hiện các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư đề nghị tỉnh Ninh Bình tiếp tục phấn đấu đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, trong đó có các dự án giao thông trọng điểm nhằm thực hiện kết nối liên vùng, mở ra dư địa thu hút đầu tư cho những vùng ven biển còn nhiều khó khăn. Đồng thời tiếp tục là tỉnh có số giải ngân trong tốp cao của cả nước để cùng với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 6 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất ...

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: Lạm phát tăng cao không xuất phát từ thị trường tài chính, tiền tệ

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, lạm phát tăng cao như hiện nay không xuất phát từ thị ...

Vì đâu tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu tại Thanh Hóa chỉ đạt 1,08%?

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa vừa có Báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND tỉnh Thanh Hóa về tình ...

Thiên Minh

Tin cũ hơn
Xem thêm