BIDV: Kỳ vọng lợi nhuận quý IV tăng trưởng 19,5%, thời điểm nào nên xuống tiền?

Cập nhật: 06:24 | 20/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Sau khi báo cáo lợi nhuận sau thuế quý I sụt giảm mạnh 28,4%, BIDV đã có 2 quý liên tiếp tăng trưởng ở mức 2 chữ số. Sự phục hồi hình chữ V trong mảng thu nhập từ lãi được thấy rõ ràng sau kết quả kinh doanh quý III. Với thành công này, BIDV được kỳ vọng sẽ ghi nhận lợi nhuận quý IV/2020 tăng trưởng 19,5% so với cùng kỳ. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để đầu tư cổ phiếu BID?

Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) mới đây đã đưa ra phân tích về triển vọng đầu tư đối với cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HOSE: BID). Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn thông tin đến nhà đầu tư và Quý độc giả.

5148-nv
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Triển vọng

Sau 9 tháng đầu năm 2020, BIDV ghi nhận thu nhập lãi thuần giảm 4,42% so với cùng kỳ, chỉ đạt 23.232 tỷ đồng trong khi các mảng kinh doanh khác lại có tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, lãi từ hoạt động dịch vụ trong 9 tháng đầu năm của BIDV đạt 3.667 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 16,4% đạt 1.253 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh của ngân hàng đạt 479 tỷ, tăng 82% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng có lãi đột biến tới 1.009 tỷ trong khi cùng kỳ bị lỗ 266 tỷ đồng. Theo đó, hoạt động mua bán chứng khoán có lãi tới 1.488 tỷ trong khi cùng kỳ bị lỗ hơn 3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lãi từ hoạt động khác (chủ yếu thu hồi xử lý nợ) lại kém khả quan khi giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 2.816 tỷ đồng và lãi từ hoạt động góp vốn mua cổ phần đạt 101 tỷ, giảm 43% so với cùng kỳ.

Tính chung, tổng thu nhập hoạt động trong 3 quý đầu năm 2020 của BIDV đạt 34.558 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 300 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên cơ cấu đóng góp của các mảng kinh doanh có sự thay đổi đáng kế với việc tỷ trọng của thu nhập lãi thuần giảm từ 77% xuống còn 73%.

Việc chi phí hoạt động của BIDV tăng 6% lên 11.374 tỷ đồng trong khi chi phí dự phòng rủi ro lại giảm nhẹ 2,3% xuống còn 16.119 tỷ đồng nên ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 7.062 tỷ đồng,như tương đương mức cùng kỳ, chỉ nhỉnh hơn 34 tỷ đồng. Lãi ròng của ngân hàng đạt 5.667 tỷ đồng - tăng nhẹ 0,08% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng lợi nhuận quý IV/2020 tăng trưởng 19,5%ý IV/2020 tăng trưởng 19,5%

Sau khi báo cáo lợi nhuận sau thuế quý I sụt giảm mạnh 28,4%, BID đã có 2 quý liên tiếp tăng trưởng ở mức 2 chữ số. Sự phục hồi hình chữ V trong mảng thu nhập từ lãi được thấy rõ ràng sau kết quả kinh doanh quý III. Hơn hết, mảng thu nhập từ phí giữ được đà tăng trưởng tốt. Chúng tôi kỳ vọng 2 điểm sáng này sẽ được duy trì trong quý I/2020.

Với danh mục tín dụng tập trung cho vay doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 65%), tăng trưởng tín dụng sẽ tăng mạnh trong các tháng cuối năm để tài trợ cho các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó chuyên gia của Mirae Asset kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 8,2% năm nay từ mức tăng trưởng 2,5% YTD cuối quý III.

Đáng chú ý, biên thu nhập lãi thuần (NIM) quý IV/2020 của BID được kỳ vọng tiếp tục tăng 34 điểm cơ bản so với quý III chủ yếu nhờ kỳ vọng chi phí sử dụng vốn giảm 45 điểm cơ bản so với quý trước, nhanh hơn mức giảm 18 điểm cơ bản của lợi suất cho vay bình quân; lợi suất đầu tư bình quân quý IV tăng 8 điểm cơ bản so với quý trước.

Mặt khác, ngân hàng đã đẩy mạnh việc xóa nợ xấu với tổng mức nợ xấu đã xóa trong 9 tháng đầu năm lên đến hơn 9.000. Do đó, Mirae Asset kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu năm nay sẽ được kiểm soát ở mức 2%.

Ngoài ra, ROA năm 2020 được dự phóng sẽ tăng 4 điểm cơ bản lên mức 0,58%. Tuy nhiên, do giả định tăng vốn chủ sở hữu vào cuối năm mạnh, ROE được dự báo giảm 1,4% xuống còn 10,1%.

Quan điểm đầu tư

Tích cực:

Tiêu cực:

- BIDV có vị thế thanh khoản tốt so với ngành với tỷ lệ tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động cao chủ yếu nhờ lợi thế của một ngân hàng quốc doanh (uy tín và tên tuổi) trong huy động vốn;

- Vốn cấp 1 mỏng hàm ý khả năng tiếp tục bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược;

-Hiệu quả hoạt động được cải thiện tích cực.

- Hoãn kế hoạch tăng vốn do điều kiện thị trường không thuận lợi;

- Chất lượng tài sản vẫn tương đối kém so với ngành, dù cho đang được cải thiện;

- Với lớp đệm dự phòng tương đối mỏng, lợi nhuận ngân hàng sẽ chịu áp lực khi điều kiện kinh tế chung không thuận lợi.

3943-bid
Diễn biến cổ phiếu BID 10 phiên gần nhất

Thời điểm xuống tiền hợp lý

Mức giá hợp lý là 41.100 đồng, tương ứng với mức định giá P/B là 1,3x. Quan điểm này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích tiềm năng lợi nhuận của BID trong 5 năm tới, ROE trung bình 2020 - 2025 được kỳ vọng quanh mức 10,35% với sự hồi phục từ năm 2023. Tỷ lệ tăng trưởng dài hạn được giữ ở mức giả định 6%.

Kết phiên giao dịch ngày 19/11, cổ phiếu BID đứng giá 40.400 đồng, tăng nhẹ 0,9% sau khi giảm điểm nhẹ trong phiên trước đó. Tính chung 10 phiên gần nhất, mã giao dịch chủ yếu quanh vùng mức 39.xxx - 40.xxx đồng.

Lý do khiến VOF VinaCapital gia tăng tỷ lệ tại ACB?

Hòa chung với làn sóng nâng tỷ trọng ngành ngân hàng của các quỹ đầu tư khác, VOF VinaCapital đã gom thêm ACB trong tháng ...

Hậu xử phạt, Handico 6 sắp lên UPCoM với giá tham chiếu 12.600 đồng/cp

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về việc đưa cổ phiếu HD6 của CTCP Đầu tư và ...

Các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức ngày 20/11

Trong ngày 20/11/2020, các doanh nghiệp như HTC, NSL, XMD, CHS,... sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền/cổ ...

Hữu Dũng