Bất động sản tỉnh lẻ phía Bắc hiện giờ ra sao?

Cập nhật: 12:44 | 06/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa công bố thông tin mới nhất về diễn biến thị trường bất động sản một số tỉnh lẻ phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn trong thời gian vừa qua.

bat dong san tinh le phia bac hien gio ra sao Rót tiền vào bất động sản tỉnh lẻ: Xu thế và cảnh báo
bat dong san tinh le phia bac hien gio ra sao Đầu tư bất động sản tỉnh lẻ: Cẩn thận nguy cơ "chết vốn"
bat dong san tinh le phia bac hien gio ra sao Sôi động bất động sản tỉnh lẻ: Đất nền Vĩnh Phúc có thực sự 'nóng'?

Đất nền Thái Nguyên xoay chiều sụt giảm giao dịch

Thái Nguyên từng được biết đến là "điểm nóng" của thị trường đất nền phía Bắc, nhất là trong giao đoạn 2017 - 2018 khi Samsung đầu tư mạnh vào thành phố này. Điều này kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng lên nhanh chóng cũng như nhu cầu đầu tư vào các dự án nơi đây cũng phát triển rầm rộ.

Tuy nhiên, theo Văn phòng đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam khu vực Đông Bắc, đến quý I/2019, thị trường bất động sản Thái Nguyên có tỷ lệ hấp thụ các dòng sản phẩm thấp do nằm vào tháng có Tết âm lịch.

bat dong san tinh le phia bac hien gio ra sao

Theo thống kê của đơn vị này, lượng cung phân khúc căn hộ chung cư có giá bình dân dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm phần lớn thị phần chung cư với khoảng gần 2.600 căn được cung cấp ra thị trường, trong khi lượng giao dịch chỉ đạt khoảng trên 800 căn. Đất nền từng được giao dịch mạnh thì hiện tại lại có tỷ lệ hấp thụ giảm rõ rệt do lượng cung lớn. Nguồn cung ra thị trường trên 4.200 lô song tỷ lệ giao dịch thành công chỉ đạt khoảng 50%.

Tuy vậy, điểm sáng của thị trường bất động sản Thái Nguyên là nhu cầu ở của người nước ngoài tăng lên khoảng 20% chủ yếu là khách nước ngoài thuê nhà ở làm việc cho các cụm, khu công nghiệp.

Bất động sản Bắc Giang sôi động

Còn tại TP. Bắc Giang, trong quý I/2019, các giao dịch liên quan tới đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tăng mạnh làm cho thị trường bất động sản địa phương này sôi động trở lại.

Tính đến thời điểm hiện tại, TP. Bắc Giang có khoảng 6 dự án đang triển khai cung cấp khoảng 3.000 căn hộ, giá 11 triệu - 25 triệu/m2.

Lạng Sơn bùng nổ loại hình shophouse

Năm 2018 thị trường bất động sản Lạng Sơn đã có những bước tiến mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt các dự án khai trương Vinparl Lạng Sơn, Vincom, nhà phố Shophouse. Các dự án đất nền tập trung ở khu trung tâm thành phố giá giao động từ 7 triệu - 15 triệu/m2.

Đến quý I/2019, các dòng sản phẩm shophouse nổi lên như phân khúc nhận được sự ưu tiên hàng đầu của thị trường. Cùng với đó, các dự án của một số chủ đầu tư cũng đang đưa ra các chính sách kích cầu, các chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng.

Đây là yếu tố giúp Lạng Sơn trở thành một tròn số ít địa phương khu vực biên giới phía Bắc được các nhà đầu tư bất động sản ưu tiên và săn đón.

Bất động sản Hưng Yên hút vốn đầu tư

Trong xu hướng ly tâm, tìm về vùng ven và các địa phương giáp ranh Hà Nội, Hưng Yên đang nổi lên như một thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư. Một làn sóng mới đã bắt đầu…

Từ chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư trong quá khứ, sau một thời gian nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Hưng Yên hiện đang cho thấy sự sẵn sàng của mình trong việc “làm tổ” chờ “sếu” lớn.

bat dong san tinh le phia bac hien gio ra sao
Hưng Yên đang hút dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ nhiều ông lớn bất động sản

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên cho biết, hiện đã có nhiều nhà đầu tư lớn tìm đến với Hưng Yên để đầu tư các dự án hạ tầng, bất động sản và khu công nghiệp. Trong đó, phải nhắc đến những tên tuổi lớn như: Vingroup, Sun Group, FLC Group, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn T&T, Công ty Viglacera, Công ty Đầu tư Bất động sản và Thương mại Thăng Long…

Từ thành công của những dự án như Ecopark, đến nay, Hưng Yên đang tiếp tục có thêm những dự án đô thị mới, trong đó, có cả những dự án khu đô thị, như New City Phố Nối (trung tâm huyện Yên Mỹ).

Không chỉ cổ vũ cho xu hướng ly tâm và phát triển những dự án quy mô, chất lượng tại Hưng Yên nhằm giảm tải cho sức ép đô thị tại Thủ đô, các nhà đầu tư này cũng tham gia rất mạnh mẽ vào việc phát triển các sản phẩm thuộc nhiều phân khúc khác nhau như: chung cư, dự án khu đô thị, bất động sản công nghiệp, dịch vụ…

Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, đầu tư ra vùng ven là xu hướng diễn ra mạnh mẽ. Lý do là bởi các thị trường truyền thống đã phát triển mạnh, trong khi các khu vực vùng ven có nhiều khu công nghiệp quy mô lao động lớn, kéo theo nhu cầu về nhà ở hay các dịch vụ tiện ích đi kèm.

Đồng quan điểm, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cơ hội với bất động sản nhà ở và bất động sản nghỉ dưỡng hay bất động sản công nghiệp (nhất là gắn với nhà ở, đô thị) có nhiều tiềm năng để phát triển do nguồn cầu lớn.

Cũng theo ông Võ, sở dĩ ngày càng có nhiều dự án khu đô thị, nhà ở dịch chuyển về các tỉnh ven đô là bởi các nhà đầu tư đang thay đổi, các địa chỉ đầu tư cũ quá nhàm chán, do đó, họ tìm đến những nơi có tiềm năng và triển vọng tăng giá cao.

Trong khi đó, theo ông Huân Nguyễn, Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn thị trường, Colliers International Việt Nam, khu vực trung tâm được chú trọng đầu tư loại hình chung cư cao tầng tích hợp văn phòng và bán lẻ hơn so với khu vùng ven do quỹ đất hạn chế. Còn khu vực tỉnh lại đầu tư nhiều vào loại hình đất nền và nhà ở theo loại hình khu đô thị sinh thái với diện tích lớn.

Hữu Dũng

Tin cũ hơn
Xem thêm