Bất động sản công nghiệp hút vốn ngoại: Samsung, LG rót thêm vốn tại Việt Nam

Cập nhật: 10:44 | 03/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo dự báo của CBRE Việt Nam về tình hình bất động sản công nghiệp giai đoạn 2019 - 2020, nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều doanh nghiệp ngoại bắt đầu dời Trung Quốc.

bat dong san cong nghiep hut von ngoai samsung lg rot them von tai viet nam Bất động sản công nghiệp Hải Phòng lên ngôi
bat dong san cong nghiep hut von ngoai samsung lg rot them von tai viet nam Doanh nghiệp đón ‘sóng’ bất động sản công nghiệp
bat dong san cong nghiep hut von ngoai samsung lg rot them von tai viet nam Rộ thâu tóm khu công nghiệp

Lý do được CBRE Việt Nam chỉ ra là: Việt Nam duy trì tốt các chỉ số tăng trưởng, lạm phát thấp, Chính phủ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhiều hiệp định thương mại được ký kết… là các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư di dời nhà máy sang Việt Nam.

Cụ thể, số lượng nhà máy sản xuất của Apple tại Việt Nam tăng từ 16 (năm 2015) lên 22 nhà máy (năm 2018). Tất cả trong số đó đều là công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

bat dong san cong nghiep hut von ngoai samsung lg rot them von tai viet nam
Một nhà máy sản xuất của Samsung tại Việt Nam

Về sản xuất của Samsung tại Việt Nam: Tập đoàn Samsung Electronics công bố dừng hoạt động nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc vào cuối năm 2018 (nguồn: Reuters) khiến tỷ lệ sản xuất nội địa nhảy vọt từ 34% tổng giá trị sản phẩm trong năm 2014 lên 57% trong năm 2017. Hiện tại, 29 công ty Việt Nam đóng vai trò là nhà cung cấp số 1 của Samsung.

Sản xuất của LG tại Việt Nam: Tập đoàn điện tử LG đã công bố dừng sản xuất điện thoại di động ở Hàn Quốc và chuyển sản xuất sang nhà máy tại Hải Phòng, Việt Nam. Quyết định này sẽ tăng công suất sản xuất tại nhà máy Việt Nam lên 83%, đạt 11 triệu thành phẩm từ nửa cuối năm 2019 (nguồn: Reuters).

Theo ghi nhận từ đơn vị nghiên cứu này, sự hình thành các đường cao tốc phía Bắc, dẫn tới nhiều khu công nghiệp ra đời, thu hút các nhà đầu tư như: Samsung và các nhà cung ứng của Samsung, Kyocera Milta, Nestle, Panasonic, Toto… hay Bosch, Nidec, Schneider, Bayer, Cargill, Pepsi, Nestle… Các đơn vị này liên tiếp di dời nhà máy vào các khu công nghiệp ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

Xu hướng này cho thấy sự thành công trong việc cải thiện các dự án hạ tầng trọng điểm góp phần thu hút các chủ đầu tư các hãng công nghệ lớn vào Việt Nam.

Theo dự báo của CBRE Việt Nam cho các quý còn lại năm 2019 và cả năm 2020, nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh khi nhiều doanh nghiệp ngoại dời khỏi Trung Quốc.

Tại một số vị trí chiến lược nhất định, nhà xưởng xây sẵn cũng đang thay đổi, với nguồn cung dịch chuyển từ nhà xưởng một tầng truyền thống thông thường sang nhà xưởng cao tầng, khoảng từ 2 đến 6 tầng. Dù hiện tại nguồn cung nhà xưởng cao tầng còn hạn chế, đây có thể sẽ là một xu hướng mới khi Việt Nam mong muốn thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp nhẹ vốn đòi hỏi nhà xưởng chất lượng cao.

Quân Vương