Basel IV đang được xây dựng nhưng Việt Nam loay hoay với Basel II

Cập nhật: 14:35 | 30/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Áp dụng Basel cơ bản sẽ cho phép các ngân hàng đo lường rủi ro, chủ động trong việc quản lý rủi ro. Tính theo cấp độ, Basel III được triển khai từ năm 2015 và Basel IV đang được xây dựng. Nhưng đến thời điểm này Việt Nam vẫn loay hoay triển khai Basel II tại 10 ngân hàng thương mại (NHTM).

basel iv dang duoc xay dung nhung viet nam loay hoay voi basel ii

NHNN trao quyết định cho ngân hàng HDBank đạt chuẩn Basel II trước thời hạn

basel iv dang duoc xay dung nhung viet nam loay hoay voi basel ii

Đích đến Basel II: Các ngân hàng đang nỗ lực để tiệm cận được tiêu chuẩn

basel iv dang duoc xay dung nhung viet nam loay hoay voi basel ii

Thêm 7 ngân hàng được thẩm định sớm áp dụng chuẩn mực Basel 2

Hiệp ước Basel nhằm nhiều mục đích, đáng chú ý là mục xác định vốn NH và tỷ lệ vốn, bao gồm: cấp 1 là vốn tự có cơ bản (vốn cổ phần và dự phòng tổn thất cho vay); cấp 2 gồm thu nhập từ đầu tư, các khoản nợ dài hạn với kỳ hạn trên 5 năm và dự trữ ẩn; cấp 3 là tổng vốn vào RWA (tài sản có trọng số rủi ro) không dưới 8%.

Basel II được đưa ra tháng 6/2004 để giải quyết những thiếu sót của Basel I, với những thay đổi, như hệ số rủi ro phải phù hợp với xếp hạng rủi ro chứ không cố định; tăng các loại hình bảo đảm (như tài sản đảm bảo), thí dụ tiền mặt, bên bảo đảm; các thay đổi trong hạch toán dự phòng… Basel II có 3 trụ cột: (i) Phân bổ vốn kinh tế của các ngân hàng; (ii) Cơ quan quản lý có quyền định đoạt trong các vấn đề phức tạp và quan liêu hơn; (iii) Tiêu chuẩn công bố thị trường (rủi ro và phân bổ vốn).

Theo ông Peter Verhoeven, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn tài chính 6 Sigma, hiện nay các nước phát triển NH đã sẵn sàng cho IFRS 9 (chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế được công bố bởi Ủy ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế). IFRS 9 giải quyết các kế toán cho công cụ tài chính, chứa 3 chủ đề chính: phân loại, đo lường các công cụ tài chính, suy giảm tài sản tài chính và kế toán phòng ngừa rủi ro, do đó được xếp hạng tốt hơn, tăng giá trị cho cổ đông.

Hiện nay Basel II đã được triển khai rất rộng rãi trên toàn cầu và Basel III triển khai từ 1/1/2015, với yêu cầu thắt chặt tỷ lệ an toàn vốn CAR 10,5%… Còn Basel IV đang được xây dựng, dự kiến sẽ là bản hợp nhất của Basel III sửa đổi và IFRS 9.

basel iv dang duoc xay dung nhung viet nam loay hoay voi basel ii
Ảnh minh họa

Việt Nam vẫn loay hoay Basel II

Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội và và Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ, yêu cầu đến 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên). Thực hiện chỉ đạo này, NHNN xây dựng kế hoạch thực hiện Basel II cho toàn ngành, trên cơ sở đánh giá khả năng sẵn sàng của hệ thống NH, nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định về chuẩn mực an toàn vốn, đánh giá nội bộ mức đủ vốn theo chuẩn Basel II…

Về phía các NHTM đã thành lập Ban Quản lý dự án triển khai Basel II; xây dựng kế hoạch triển khai Basel II; ban hành các quy định nội bộ về quản lý rủi ro để triển khai chuẩn mực an toàn vốn Basel II phù hợp với lộ trình; cải thiện quản lý và chất lượng dữ liệu, nâng cấp hệ thống thông tin; hoàn thiện cơ cấu, tổ chức nhằm phân tách nhiệm vụ của các phòng, ban theo 3 tuyến phòng thủ.

Từ năm 2018 đến nay, nhiều NHTM tuyển cán bộ với chức danh Quản lý dự án tính toán tài sản có rủi ro (RWA), với yêu cầu cao, ưu tiên các cấp quản lý đã từng tham gia các dự án Basel II và những ứng viên cấp quản lý có kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng, quản lý tín dụng, giám sát tín dụng. Bởi yêu cầu trong chuẩn mực Basel II rất phức tạp vì được thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệm và phù hợp với thị trường tài chính NH phát triển.

Trong khi đó, trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn thấp. Việc triển khai chuẩn mực vốn Basel II đòi hỏi nguồn tài chính lớn 10 - 15 triệu USD, tùy thuộc tính chất, quy mô của NH. Đây cũng là thách thức với các NH quy mô trung bình. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, quản trị thông tin của các NHTM còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực, nhận thức của người điều hành cấp cao về quản lý rủi ro còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu theo thông lệ quốc tế.

Đến nay đã có 17 NHTM (15 NH trong nước và 2 NH 100% vốn nước ngoài) đăng ký áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn (quy định về chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II về yêu cầu vốn tối thiểu và nguyên tắc thị trường). 10 NH gồm Vietcombank, MBB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank và VPBank, đã được Thống đốc có quyết định áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn.

Kể từ 1/1/2020, tất cả NH, chi nhánh NH nước ngoài phải tuân thủ quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn tại Thông tư 41. Từ năm 2021, các NH áp dụng quy trình đánh giá nội bộ mức độ đủ vốn (ICAAP) theo Basel II. Từ năm 2023, một số NH áp dụng chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp nâng cao cơ bản (FIRB) của Basel II.

Các ngân hàng yếu kém sẽ được "gia hạn"

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam là từ đầu năm 2020 tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng Chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn, quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.

Đến nay, đã có 17 NHTM đăng ký áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn, bao gồm 15 NHTM trong nước và 2 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Mười NHTM, bao gồm: Vietcombank, VIB, OCB, VPBank, MBBank, ACB, TPBank, Techcombank, MSB, HDBank đã được Thống đốc có quyết định áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn.

Tuy nhiên, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam còn rất nhiều thách thức như: Chuẩn mực Basel rất phức tạp, được thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệp và phù hợp với thị trường phát triển. Trong khi đó, nguồn nhân lực, nhận thức của người điều hành cấp cao về quản lý rủi ro còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu theo thông lệ quốc tế.

Hơn nữa, việc triển khai Chuẩn mực vốn Basel II đòi hỏi nguồn tài chính lớn (khoảng 10 – 15 triệu USD, tùy thuộc tính chất, quy mô của ngân hàng). Cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, quản trị thông tin của các ngân hàng Việt còn bất cập, chưa đá ứng theo yêu cầu…

Đặc biệt, Thông tư 41 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn một số ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt, hoặc một số ngân hàng yếu kém đang gặp khó khăn về năng lực tài chính khó có khả năng thực hiện Thông tư 41 đúng thời hạn.

Để xử lý vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành sửa đổi Thông tư 36, dự kiến sẽ được ban hành trong những tháng cuối năm này. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến đưa vào một điều khoản cho phép các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt có thêm một thời gian nữa để thực hiện Thông tư 41.

Ngân hàng xoay sở với bài toán tăng vốn

Để đạt được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41, các ngân hàng đã nỗ lực để tăng vốn cấp 1 và cấp 2 như: không chia cổ tức để tăng vốn tự có, phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế để tăng vốn cấp 2…

Vietinbank và BIDV là 2 trong 10 ngân hàng lựa chọn thí điểm. Phía BIDV dù cơ bản đã đáp ứng các tiêu chí nhưng còn vướng mắc ở việc tăng vốn. Mới đây, ngân hàng này đã hoàn tất việc bán 15% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài là KEB Hana Bank với giá 882 triệu USD và dự kiến trong quý III sẽ hoàn tất quá trình tăng vốn để áp dụng Basel II ngay trong năm nay. Trong khi đó, Vietinbank đến thời điểm này chưa có thông tin chính xác về phương án tăng vốn.

Bên cạnh các giải pháp tăng vốn, có một giải pháp mà theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là “căn cơ, lâu dài” hơn đối với các ngân hàng, đó là cơ cấu lại danh mục tài sản hiện có.

Theo đó, thay vì cho vay các danh mục có tính rủi ro cao thì các ngân hàng có thể định hướng lại, cơ cấu lại danh mục dài sản theo hướng cho vay các danh mục có hệ số rủi ro thấp, đồng thời các ngân hàng sử dụng hiệu quả các biện pháp giảm thiểu rủi ro, quản lý tài sản bảo đảm, tận dụng các nguồn tài sản bảo đảm.

Hiện nay theo quy định tại Thông tư 36, các ngân hàng chưa được trừ đi tài sản bảo đảm và trừ các khoản dự phòng khi tính yêu cầu về vốn. Tuy nhiên, khi chuyển sang Thông tư 41, nếu tài sản bảo đảm của ngân hàng đáp ứng các điều kiện chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục và quy trình thì có thể được ghi nhận như những biện pháp giảm thiểu rủi ro, từ đó làm giảm số dư của tài sản có trước khi tính yêu cầu về vốn.

Chính vì đến nay, một số ngân hàng không có động thái tăng vốn nhưng thực chất đang có những động thái mạnh mẽ trong việc cơ cấu lại danh mục tài sản cũng như rà soát lại quy trình quản lý tài sản bảo đảm để được ghi nhận các biện pháp giảm thiểu rủi ro, từ đó giảm yêu cầu về vốn đối với danh mục tài sản đó.

Văn Khương