Bản tin tài chính ngân hàng ngày 19/8: Thêm ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi

Cập nhật: 09:12 | 19/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 19/8/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Một số dự án khó khăn trong trả nợ vay vốn nước ngoài, VAMC và các công ty AMC muốn lập chợ mua bán nợ xấu,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 198 them ngan hang phat hanh chung chi tien gui

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/8: AEON muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực tài chính ở Việt Nam

ban tin tai chinh ngan hang ngay 198 them ngan hang phat hanh chung chi tien gui

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 15/8: Nhiều ngân hàng nắm cơ hội vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2019

ban tin tai chinh ngan hang ngay 198 them ngan hang phat hanh chung chi tien gui

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 13/8: Ngân hàng nào tăng trưởng lãi dự thu cao nhất?

Một số dự án khó khăn trong trả nợ vay vốn nước ngoài

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết và quyết định, điển hình là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có tác động lan toả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Các Bộ, ngành và địa phương đã tiến hành việc rà soát, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật, triển khai xây dựng chiến lược huy động và sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước nguồn vốn vay nước ngoài thông qua việc hiện đại hóa công tác quản lý nguồn vốn vay nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá ở các ngành, các cấp, góp phần uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, sai phạm và đảm bảo hiệu quả của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài.

Nhờ thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nói trên, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài đã đạt được các kết quả đáng khích lệ: Hiệu quả các chương trình, dự án đã được nâng cao, các chỉ tiêu nợ công năm 2018 thấp hơn mức dự kiến tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ và báo cáo Quốc hội số 46/BC-CP ngày 19/10/2018 của Chính phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài còn có những hạn chế, bất cập cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt tỷ lệ giải ngân còn thấp so với kế hoạch giao.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 198 them ngan hang phat hanh chung chi tien gui
Ảnh minh họa

VAMC và các công ty AMC muốn lập chợ mua bán nợ xấu

Với mục tiêu tạo lập diễn đàn trao đổi kinh nghiệm; chia sẻ thông tin, kết nối nhà đầu tư; tiến tới xây dựng thị trường mua bán nợ xấu tập trung của Việt Nam theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 về việc Phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020", được sự đồng thuận của các Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (AMC), Công ty Quản lý tài sản (VAMC) vừa qua đã tổ chức buổi Tọa đàm "Xúc tiến thành lập Câu lạc bộ AMC".

Sau khi đại diện VAMC trình bày dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ; Phí thành viên; Cơ cấu và thành phần Ban chủ nhiệm và Ban thư ký; Kế hoạch hoạt động năm 2019, các thành viên tham dự hội nghị đã thảo luận và thống nhất thành lập Câu lạc bộ AMC với 20 hội viên trong đó có VAMC và 19 AMC.

Ngoài ra, cuộc làm việc này cũng Thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ AMC; Thông qua cơ cấu và thành phần Ban chủ nhiệm và Ban thư ký Câu lạc bộ AMC nhiệm kỳ 2019 - 2021… Theo dự kiến, tháng 9/2019 sẽ tổ chức ra mắt câu lạc bộ AMC và tháng 12/2019 tổ chức Hội nghị câu lạc bộ AMC lần thứ nhất.

Thêm ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất trên 9%/năm

Cụ thể, từ ngày 8/8, VIB sẽ phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 61 tháng, trả lãi 12 tháng với lãi suất 9,1%/năm. Số tiền gửi tối thiểu chỉ 10 triệu đồng. Mức lãi suất 9,1%/năm cũng đang là mức lãi suất huy động của ngân hàng cao nhất hiện nay.

Trước đó, hồi đầu tháng 5, thị trường bất ngờ khi có ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi lên tới 9,1%/năm là VietABank. Được biết, chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao này sẽ kéo dài cho đến 30/9/2019. Đây là loại chứng chỉ dành cho khách hàng cá nhân với kì hạn gửi 24 tháng với số tiền gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Loại chứng chỉ tiền gửi này được phép chuyển quyền sở hữu.

SHB cũng từng cho biết phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn lên đến 8,9%/năm với tổng mệnh giá phát hành là 10.000 tỷ đồng.

OCB cũng vừa áp dụng biểu lãi suất mới từ ngày 12/8, theo đó mức lãi suất ở nhiều kỳ hạn tăng, mức tăng . Theo đó, mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất tại quầy và online của nhà băng này hiện là 8%/năm và 8,1%/năm, kỳ hạn 36 tháng trong khi trước đó chỉ ở mức 7,6%/năm và 7,7%/năm.

Sau khi tăng lãi suất hồi đầu tháng 7, Eximbank tiếp tục áp dụng biểu lãi suất mới từ 6/8. Theo đó, lãi suất cao nhất khi gửi tiết kiệm tại quầy là 8,4%/năm, kỳ hạn 13 tháng, 24 tháng, 36 tháng thay vì 8%/năm như trước đây. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng vọt từ lên 6,8%/năm lên 7,9%/năm.

Và với bối cảnh như vậy, lãi suất cho vay sẽ khó có thể giảm trong thời gian tới. Mặc dù từ đầu tháng 8, 4 ngân hàng lớn là Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank đã tiên phong trong việc cắt giảm lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên; các chuyên gia cho rằng động thái này khó có thể tạo hiệu ứng lan rộng trong hệ thống.

Việt Nam đang có bao nhiêu tiền mặt trong lưu thông?

Đi cùng với tăng trưởng và độ lớn của nền kinh tế qua thời gian, hàng năm Việt Nam đều có mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, như giai đoạn gần đây vào khoảng 14 - 16% mỗi năm.

Cập nhật gần nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 5/2019, số dư tổng phương tiện thanh toán đã đạt đến quy mô 9.706.888 tỷ đồng (tăng 5,37% so với cuối năm 2018). Quay ngược về tháng 12/2013, quy mô này chỉ ở mức 4.400.692 tỷ đồng.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng 5/2019 ở mức 11,67%. Tính theo số dư quy mô tổng phương tiện thanh toán nói trên, tỷ trọng tiền mặt lưu thông tương ứng với quy mô 1.132.793,83 tỷ đồng.

Có một điểm đáng chú ý, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam gần như không mấy thay đổi trong nhiều năm qua (đồng nghĩa với quy mô tăng đều theo tổng phương tiện thanh toán hàng năm).

Xét theo dữ liệu mẫu trong khoảng 7 năm qua cũng cho thấy một điểm thú vị: diễn biến tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán góp phần phản ánh cho yếu tố mùa vụ, hoặc mùa cao điểm chi trả tiền mặt trong năm của hoạt động ngân hàng thương mại và cũng có thể xem là mùa cao điểm nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế.

Cụ thể, tỷ trọng này hàng năm đều bật lên cao hẳn vào tháng 1 và 2 - khoảng thời gian của Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, lên trong khoảng 14 - 15%, sau đó lại nhanh chóng trở về quanh 11,5% các tháng còn lại. Diễn biến này gần như đồng nhất trong 7 năm qua, theo dữ liệu mẫu từ 2013 đến nay.

Thu Hoài