Bán 1 cổ phiếu quỹ giá gần 1,9 triệu đồng, định giá VNG tăng lên 2,8 tỉ USD

Cập nhật: 15:21 | 25/03/2019 Theo dõi KTCK trên

Theo cập nhật tính đến thời điểm cuối năm 2018, nhóm cổ đông nước ngoài sở hữu gần 48% CTCP VNG, tuy nhiên tỉ lệ biểu quyết lên tới 61% do nhiều cổ phiếu quỹ.

ban 1 co phieu quy gia gan 19 trieu dong dinh gia vng tang len 28 ti usd VNG chính thức lên tiếng việc hàng loạt website gặp sự cố
ban 1 co phieu quy gia gan 19 trieu dong dinh gia vng tang len 28 ti usd Phiên sáng 31/5: Rủi ro gia tăng, VNG vẫn vững bước

Đầu tháng 3, cổ đông ngoại Seletar Investments (công ty con của Temasek Capital - thuộc Temasek Holdings - chính phủ Singapore) thông báo mua xong 355.820 cổ phiếu CTCP VNG, nâng tỉ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết lên 6,35%. Đáng chú ý, số cổ phiếu nói trên chính bằng lượng cổ phiếu quỹ mà VNG bán thành công, thời điểm Seletar mua vào và thời điểm VNG bán ra trùng khớp, ngày 4/3. Giao dịch được thực hiện thông qua CTCP Chứng khoán SSI.

ban 1 co phieu quy gia gan 19 trieu dong dinh gia vng tang len 28 ti usd
VNG vừa bán xong hơn 350.000 cổ phiếu quỹ

Theo công bố của VNG, giá bán bình quân cho một cổ phiếu VNG là 1.861.800 đồng, tương đương giá trị thu về trên 662 tỉ đồng. Với mức giá này định giá toàn công ty khoảng 64.300 tỉ đồng (2,8 tỉ USD).

Theo kế hoạch, VNG sẽ dùng tiền thu được làm vốn lưu động để mở rộng và phát triển thị trường trong nước và nước ngoài; góp vốn, đầu tư hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển sản phẩm và củng cố thị phần.

VNG hiện còn lại hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ, do đó số lượng cổ phiếu lưu hành là 27,4 triệu đơn vị. Và do lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên, tỉ lệ biểu quyết của các cổ đông cũng sẽ thay đổi theo, với các cổ đông vẫn giữ nguyên tỉ lệ sở hữu tại VNG, tỉ lệ biểu quyết sẽ giảm xuống.

Theo cập nhật đến ngày 26/12/2018, 7 cổ đông ngoại đang nắm cổ phần tại VNG với tổng sở hữu 47,89%. Trong đó cổ đông ngoại lớn nhất là Tenacious Bulldog Holdings Limited với 22,99%, hai cổ đông lớn khác gồm Gamvest với 8,14% và Prosperous Price Enterprises với 7,75%.

Seletar Investment, đơn vị vừa mua cổ phiếu quỹ của VNG nói trên mới chỉ trở thành cổ đông tại công ty này từ cuối năm 2018, sở hữu khi đó là 4,01% vốn điều lệ.

Báo cáo tại thời điểm 26/12/2018, cũng ghi nhận ông Shen Hao (quốc tịch Trung Quốc, Phó TGĐ VNG) và ông Thomas Loc Herron (Giám đốc phát triển VNG) không còn là cổ đông.

Tổng sở hữu của khối ngoại lên tới 47,89%, tuy nhiên do số lượng cổ phiếu quỹ lớn, tỉ lệ biểu quyết của nhóm này tại VNG lên tới trên 61%.

Hiện chúng tôi đang chờ cập nhật cơ cấu cổ đông ngoại mới nhất tại VNG để có thể xác định chính xác tỉ lệ biểu quyết của nhóm này trong công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Tin cũ hơn
Xem thêm