Cổ phiếu dệt may: Một năm sóng gió từ thương chiến

Bài 1: Bức tranh màu hồng, thực tế màu xám

Cập nhật: 15:49 | 23/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thị giá nhiều cổ phiếu dệt may đã bứt phá trong nửa cuối năm 2018 song không đạt kỳ vọng trong năm 2019 dẫn đến tâm lý thờ ơ của các nhà đầu tư bất chấp kim ngạch xuất khẩu chung của ngành vẫn tăng trưởng…  

bai 1 buc tranh mau hong thuc te mau xam

Bảng giá xe Honda Vision 2019 mới nhất tháng 12

bai 1 buc tranh mau hong thuc te mau xam

Bảng giá xe SH Mode mới nhất ngày 23/12

Từ đầu năm đến nay (trung tuần tháng 12/2019), vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 577,3 triệu m2, tăng 11,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 1.089,3 triệu m2, tăng 7,6%; quần áo ước đạt 4.673 triệu cái, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018.

bai 1 buc tranh mau hong thuc te mau xam
Ngành dệt may trong năm 2019 vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá

Tuy nhiên, theo số liệu công bố của Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện tại, đơn hàng của nhiều doanh nghiệp dệt may đã giảm mạnh chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm 2018; nhiều doanh nghiệp chỉ nhận được đơn hàng ngắn hạn theo tháng và dài nhất là theo quý.

Theo lý giải của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do doanh nghiệp dệt may phải cạnh tranh với các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... Đáng chú ý, có cả những quốc gia mới nổi ở khu vực châu Phi khiến số lượng nhà sản xuất tăng mạnh, đơn hàng bị san sẻ và chuyển dịch sang nước khác.

Cùng với đó, đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các quốc gia hiện có ưu đãi về thuế suất như: Bangladesh, Campuchia... Giá bông thường xuyên giữ ở mức thấp, trong khi thị trường sợi cũng gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi có vốn đầu tư nước ngoài cũng như cạnh tranh từ các quốc gia khác như: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan... ngày càng gay gắt.

Dệt may vốn từng được kì vọng là ngành sẽ được hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do cho đến việc Mỹ áp thuế lên các sản phẩm của Trung Quốc tuy nhiên, diễn biến phức tạp của thương chiến đã, đang và được dự báo sẽ còn tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành dệt may nội địa.

Trước đó, nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam sẽ không đáp ứng kịp số lượng đơn đặt hàng gia tăng, nhờ hưởng lợi từ các hiệp định CPTPP, EVFTA hay thương chiến Mỹ - Trung. Tuy nhiên thực tế trước mắt đang cho thấy điều ngược lại.

Theo ghi nhận, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là đại diện cho bức tranh còn xám màu của ngành may mặc trong nước. Thương chiến đã khiến kết quả kinh doanh quý III/2019 của các đơn vị thuộc Vinatex giảm đáng kể so với cùng kì năm trước, qua đó ảnh hưởng đến thành tích chung của toàn tập đoàn.

Ngoại trừ May Nhà Bè, hầu hết các đơn vị thành viên thuộc Vinatex đều có doanh thu quý III/2019 sụt giảm so với cùng kì. Bên cạnh đó, nỗi lo về việc thiếu đơn hàng trong thời gian tới cũng đang đeo bám doanh nghiệp.

Trước đó, vốn hoá của một trong 3 công ty hàng đầu chuyên sản xuất sợi phục vụ cho ngành dệt may tại Việt Nam đã bốc hơi 64% do thua lỗ trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) sau phiên giảm sàn thứ 13 liên tiếp đã kéo theo giá trị vốn hoá của công ty "bốc hơi" 64%, chỉ còn lại 470 tỷ đồng.

Tại văn bản giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp này gửi ngày 19/8, Tổng Giám đốc Đức Quân - ông Đỗ Văn Sinh cho biết, đây là hậu quả do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tới nền kinh thế giới nói chung và tới ngành nghề kinh doanh của công ty nói riêng. Thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty là Trung Quốc, chiếm 72% sản lượng tiêu thụ đã làm cho doanh thu của công ty sụt giảm do sản lượng tiêu thụ và giá bán của công ty giảm mạnh so với cùng kì.

Tính đến hết quý III/2019, lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp dệt may đa phần đều ghi nhận tình trạng sụt giảm (trái nước với cùng kỳ năm 2018).

Trong thời gian này, chỉ có một vài điểm sang nổi lên như May Sông Hồng, TNG, Gilimex; Dệt may Thành Công và Garmex Saigon (có biên lãi gộp co lại so với quý trước).

Nhìn rộng toàn ngành, biên lãi gộp suy giảm là gam màu chung của doanh nghiệp dệt may nội địa, giữa bối cảnh khách hàng không chỉ thờ ơ trong việc đặt hàng dài hạn mà còn ép giá thấp hơn so với năm 2018.

bai 1 buc tranh mau hong thuc te mau xam

Nhiều doanh nghiệp dệt may gặp khó vì thương chiến Mỹ - Trung

Trong số các doanh nghiệp xét đến, chỉ có May Sông Hồng (MSH), Mirae (KMR), Everpia (EVE), TDT và Phong Phú (PPH, cái tên hiếm hoi của nhóm Vinatex) là có biên lãi gộp quý III/2019 cao hơn so với cùng kì năm trước.

Dù vậy, những đơn vị này chỉ là thiểu số, khi mà nhóm doanh nghiệp có biên lãi gộp suy giảm áp đảo cả về số lượng lẫn qui mô kinh doanh, xét trên khía cạnh doanh thu.

Thêm một thử thách đối với dệt may Việt Nam là giá nhân công đang dần cao hơn so với các đối thủ trong nhóm 10 nước xuất khẩu may mặc lớn nhất. Bởi lẽ chi phí lao động rẻ vốn là một lợi thế cạnh tranh cốt lõi để Việt Nam thu hút các đơn hàng dệt may.

Với kết quả kinh doanh sụt giảm, trên thị trường chứng khoán, đa phần cổ phiếu ngành dệt may đều suy giảm trong những tháng gần đây. Diễn biến này không chỉ xảy đến với cổ phiếu của các doanh nghiệp có thành tích kinh doanh thụt lùi mà ngay cả cổ phiếu của những đơn vị làm ăn tăng trưởng như TNG hay MSH đều sụt giảm mạnh, riêng GIL đã giảm đến 40% (cuối quý III/2019 so với mức đỉnh lập hồi đầu năm 2019.

Nhìn lại năm trước đó - năm 2018, theo thống kê, tổng doanh thu các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán đạt 63.638 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.111 tỷ, tăng 28%.

Dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận sau thuế là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT). Tiếp đến là Tổng công ty may Việt Tiến (UPCoM: VGG), Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) và doanh nghiệp mới niêm yết - Công ty Cổ phần May Sông Hồng (HoSE: MSH).

So sánh về quy mô sản xuất, Tập đoàn Dệt may Việt Nam còn dẫn đầu về quy mô sản xuất nhờ sở hữu nhiều công ty con và công ty liên kết. Trong khi dệt may Thành Công (TCM) và dệt may Phong Phú (PPH) là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng dệt – nhuộm – đan.

Mặc dù lợi nhuận tăng mạnh nhưng thực tế, hệ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu) của các doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may ở mức khá thấp, đa phần dưới mức 7 lần (chẳng hạn như VGG ở mức 6 lần, MSH ở mức 6,6 lần, TCM 6,2 lần, TNG 6 lần), là một khía cạnh phản ánh thị giá cổ phiếu dệt may vẫn ở mức khá rẻ.

Riêng trường hợp VGT, P/E ở mức 9 lần nếu tính theo lợi nhuận sau thuế và 14,7 lần nếu tính theo lợi nhuận sau thuế công ty mẹ. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn này là bởi doanh thu và lợi nhuận của Vinatex chủ yếu đến từ công ty con và công ty liên kết nên sở hữu của cổ đông không kiểm soát khá lớn.

Cũng thấy từ năm 2018, nhiều cổ phiếu dệt may đã tăng giá trên 20%như CTCP Tập đoàn Trường Tiền (HNX: MPT), CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (HoSE: GMC), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG), Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP (HoSE: TVT), CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM), CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNX: TET).

Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ông lớn trong ngành có giá cổ phiếu sụt giảm trong năm 2018 như CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK), CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM), CTCP Everpia (HoSE: EVE)…

bai 1 buc tranh mau hong thuc te mau xam Chứng khoán 2019: "Không có sự đổ vỡ là một nỗ lực lớn"

Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Phạm Hồng Sơn cho rằng, năm 2019 là một năm đầy phức tạp và nhờ những ...

bai 1 buc tranh mau hong thuc te mau xam Đề án Tái cấu trúc Thị trường Chứng khoán: “Ngựa hay thử sức đường dài”

TBCKVN - Có thể thấy, mục tiêu hàng đầu của Đề án Tái cơ cấu Thị trường Chứng khoán Việt Nam giai đoạn đến cuối năm ...

bai 1 buc tranh mau hong thuc te mau xam Nhóm quỹ VinaCapital giảm tỷ lệ sở hữu tại Tasco

TBCKVN - Nhóm quỹ VinaCapital vừa báo cáo về việc giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Tasco (HNX – Mã chứng ...

Quân Vương