Đề án Tái cấu trúc Thị trường Chứng khoán: “Ngựa hay thử sức đường dài”

Cập nhật: 10:20 | 23/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Có thể thấy, mục tiêu hàng đầu của Đề án Tái cơ cấu Thị trường Chứng khoán Việt Nam giai đoạn đến cuối năm 2020 tầm nhìn năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành trong năm 2019 chính là tập trung cơ cấu lại toàn diện thị trường, đưa thị trường chứng khoán phát triển theo hướng cân đối và bền vững. Dưới đây là góc phân tích của ông Ngô Thế Hiếu, Giám đốc kinh doanh, CTCP Chứng khoán VNDirect về tính khả thi của nhiệm Đề án này...

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h hôm nay 23/12/2019

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai

Tin tức chứng khoán mới nhất 9h hôm nay 23/12/2019

Ngày 28/2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Đề án Tái cấu trúc Thị trường Chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong đó đặt mục tiêu tăng số lượng nhà đầu tư lên 3% dân số, tương đương với gần 3 triệu tài khoản đến năm 2020 và nâng lên 5% đến năm 2025.

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai
Phấn đấu đưa TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi trước năm 2025

Theo đó, Đề án đã đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:

- Phấn đấu quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025; Quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025; Số công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

- Triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới (ngoài chỉ số VN30) trước năm 2020.

- Trước năm 2020, phải đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán bù trừ trên TTCK.

- Trước năm 2025, nâng hạng TTCK Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

Riêng với nhiệm vụ nâng số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025, một số chuyên gia đầu ngành cho rằng, mục tiêu này là không khó nhưng số lượng tài khoản tăng không quan trọng bằng số lượng thanh khoản tăng.

Theo số liệu được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam công bố, tính đến hết tháng 6/2019, số tài khoản nhà đầu tư trên TTCK đạt gần 2.284.000 tài khoản, tăng hơn 12% so với năm 2018 trong đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu với 99,4%.

Để đạt được mục tiêu số lượng tài khoản chiếm 3% dân số như Đề án đặt ra, dự báo từ nay đến cuối năm 2020, TTCK Việt Nam phải thu hút thêm 700.000 nhà đầu tư mới.

Có thể thấy, mục tiêu hàng đầu của Đề án Tái cơ cấu Thị trường Chứng khoán Việt nêu trên chính là tập trung cơ cấu lại toàn diện thị trường, đưa TTCK phát triển theo hướng cân đối, bền vững, hỗ trợ thiết thực cho quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và tăng cường mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp khá toàn diện trong đó, tăng tính thanh khoản của thị trường được coi là một trong những giải pháp quan trọng nằm trong nhóm giải pháp cơ cấu lại tổ chức thị trường. Việc phát triển, mở rộng số lượng tài khoản là một trong nhiều nội dung phát triển thị trường.

Báo cáo của Bộ Tài chính về thị trường vốn cho biết, sau nửa đầu năm 2019, mức vốn hóa thị trường đạt 4,37 triệu tỷ đồng, tăng 10,4% so với cuối năm 2018, tương đương 79% GDP. Trên thị trường hiện có 742 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán và 833 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân giảm so với bình quân năm 2018, đạt 4.472 tỷ đồng/phiên.

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng là một trong số những nhiệm vụ quan trọng giúp hoàn thành mục tiêu Đề án

Theo quan điểm của ông Ngô Thế Hiếu, Giám đốc kinh doanh, CTCP Chứng khoán VNDirect, để TTCK hấp dẫn hơn, thị trường phái sinh phải phát triển hài hòa với thị trường cơ sở, thị trường vốn, từ đó phái sinh trở thành công cụ giúp quản trị rủi ro cho đầu tư chứng khoán trên thị trường cơ sở.

TTCK Việt Nam đang thu hút lượng vốn hàng chục tỷ USD từ các cá nhân và tổ chức nước ngoài nên cần có những thay đổi và điều chỉnh về room nước ngoài đối với từng nhóm ngành, đồng thời rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+0 trong giao dịch cổ phiếu, đáp ứng đủ nhu cầu giao dịch trên mọi đối tượng trong và ngoài nước.

Cùng với đó tại sàn UPCoM (với gần một nghìn mã cổ phiếu) nhu cầu giao dịch và đầu tư trên thị trường là rất lớn. Chính vì vậy, sàn này cần sớm được áp dụng chính sách margin trong giao dịch.

Trong khi đó, với mục tiêu vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 100% GDP trong năm 2020, ước tính, VN-Index sẽ cần tăng 35% trong thời gian tới. Đây có thể là một mục tiêu không dễ dàng đối với TTCH Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Theo đó, một số chuyên gia đã đưa ra các giải pháp trong đó có giải pháp tăng nguồn cung hàng hóa trên thị trường thông qua thúc đẩy hơn nữa việc cổ phần hóa gắn với niêm yết, thoái vốn Nhà nước để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đưa cổ phiếu lên sàn vì thực chất, không thể trông chờ mức tăng 35% của VN-Index.

Ông Nguyễn Hiếu, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Rồng Việt cho biết, thị trường cổ phiếu Việt Nam phát triển vượt bậc trong những năm qua và đang ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, vốn hóa thị trường trên GDP vẫn thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực.

Vốn hóa thị trường hiện đang ở khoảng mức 4.500 triệu tỷ đồng, thanh khoản 4.567 tỷ đồng/ngày. Nếu dựa theo giả định kinh tế tăng trưởng 6,8% và lạm phát quanh ngưỡng 4% theo mục tiêu của Chính phủ trong năm 2020, ông Hiếu ước tính, vốn hóa thị trường cần tăng ít nhất 35% trong năm 2020 để đạt 100% GDP. Theo đó, đây là điều không phải dễ thực hiện bởi nhìn lại thị trường từ năm 2010 đến nay, chỉ có 1 năm duy nhất, VN - Index tăng trên 35% là năm 2017 (tăng đến 48%).

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai
Theo sát các diễn biến kinh tế thế giới cũng như trong nước để kịp điều chỉnh hướng đi của
TTCK trong nước

Còn nhớ cách đây vài tháng (tại thời điểm cuối tháng 9/2019), vốn hóa thị trường đã đạt 81% GDP. Như vậy, còn 19% thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt được mốc 100% GDP.

Giả sử với 19% còn lại, ông Hiếu cho rằng, cần tác động hơn nữa để tăng hàng hóa trên thị trường thông qua cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân niêm yết.

Trên thực tế, vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng hơn 80% trong năm 2017 so với cuối năm 2016, nhờ hàng loạt doanh nghiệp niêm yết mới như VJC, HVN, PLX, VPB và VRE. Hay việc thông qua các thương vụ thoái vốn lớn diễn ra tại Vinamilk và Sabeco đã giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp này tăng lần lượt 66% và 26% so với cuối năm 2016. Các đợt IPO và thoái vốn ở một số doanh nghiệp lớn này đã chiếm hơn 50% tổng vốn hóa thị trường tăng thêm thời điểm năm 2017.

Nói cách khác, theo ông Hiếu, để thị trường đạt được mốc 100% GDP trong năm 2020, vốn hóa cần tăng ít nhất 35%. Thoái vốn và IPO là điều kiện tiên quyết để đạt được mốc này khi lịch sử cho thấy VN-Index hiếm khi tăng 35% trong 1 năm.

Được biết, 2020 là năm cuối trong kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn của Chính phủ với hàng loạt doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách thoái vốn và cổ phần hóa như Agribank, Vinachem, Mobifone, Vicem, Genco 1, Genco 2… Và thực tế cũng đã cho thấy, phần lớn doanh nghiệp Nhà nước đều có kết quả kinh doanh tích cực sau khi IPO.

Ở thời điểm này, ước tính tổng vốn hóa của các doanh nghiệp lớn nêu trên ở mức khoảng 8 tỷ USD. Việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp này sẽ giúp tăng đáng kể vốn hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam và đạt được mốc 100% GDP trong năm 2020.

Mặc dù mục tiêu đạt được 100% trong năm 2020 là một dấu mốc quan trọng, Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, thị trường cần phát triển ổn định và bền vững hơn khi thống kê cho thấy, có trên 70% giá trị giao dịch đến từ nhà đầu tư cá nhân, những người có xu hướng đầu tư ngắn hạn. Do đó, việc thị trường giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Số lượng tài khoản chứng khoán tiếp tục tăng, nhưng chỉ đạt khoảng 2,4% dân số Việt Nam.

Theo ông Hiếu, đây là thử thách nhưng đồng thời cũng là tiềm năng tăng trưởng cho TTCK Việt Nam.

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai Hoàn thiện Luật Chứng khoán (sửa đổi) đảm bảo đạt được kết quả như kỳ vọng

TBCKVN - Hoàn thiện Luật Chứng khoán (sửa đổi) đảm bảo đạt được kết quả như kỳ vọng. Đây là một trong những nhiệm vụ ...

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai HAGL “bỏ túi” nghìn tỷ nếu thoái thành công 60 triệu cổ phiếu HNG

TBCKVN - Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – HOSE - Mã chứng khoán: HAG) vừa đăng ký bán 60 triệu cổ ...

de an tai cau truc thi truong chung khoan ngua hay thu suc duong dai Tái cơ cấu ngân hàng đã có những bước tiến dài

TBCKVN – Nếu bán thành công OceanBank cho ngân hàng nước ngoài, sự kiện này sẽ đánh dấu mốc mới trong lộ trình tái cơ ...

Hữu Dũng