Agribank khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực "Tam nông"

Cập nhật: 13:30 | 27/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Năm 2019, hướng con số lợi nhuận đạt tối thiểu 10 ngàn tỷ đồng, thể hiện sự quyết tâm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) trong việc củng cố nền tảng vững chắc trước thềm cổ phần hóa.  

agribank khang dinh vi tri dan dau trong linh vuc tam nong Agribank đặt mục tiêu lợi nhuận 10.000 tỷ đồng năm nay
agribank khang dinh vi tri dan dau trong linh vuc tam nong Chủ thẻ Agribank hưởng ưu đãi khi thanh toán qua GrabPay by Moca
agribank khang dinh vi tri dan dau trong linh vuc tam nong Ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ Agribank

Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp vốn nhiều rủi ro, có tỷ suất sinh lời thấp, trong khi vừa đảm nhiệm vai trò của một ngân hàng thực thi chính sách, Agribank vẫn có sự bứt phá về lợi nhuận, vượt các chỉ tiêu kế hoạch tái cơ cấu, nợ xấu giảm mạnh, ở mức thấp nhất từ trước đến nay, kinh doanh dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

agribank khang dinh vi tri dan dau trong linh vuc tam nong
Agribank khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực "Tam nông". Ảnh minh họa

Agribank tiếp tục dẫn đầu hệ thống với tổng tài sản cán mốc 1,3 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư đạt gần 1 triệu tỷ đồng. Quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó tín dụng đầu tư cho "Tam nông" chiếm 70,5%/tổng dư nợ của Agribank. Nguồn vốn Agribank chiếm trên 50% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.

Hoạt động trong ngành dịch vụ, sự tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế trong năm 2018 đã giúp Agribank không chỉ đưa nợ xấu nội bảng về mức 1,51%, tăng thu dịch vụ ở mức trên 21%, mà còn giúp Agribank thu hồi được gần 12 nghìn tỷ đồng nợ đã bán và đã xử lý rủi ro, chiếm tỷ lệ 14% tổng dư nợ đã xử lý, con số rất có ý nghĩa làm nên lợi nhuận 2018 của Agribank. Bên cạnh đó, với gần 26 nghìn tỷ đồng đã được trích lập dự phòng rủi ro, Agribank tự tin đủ khả năng mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC và xử lý kịp thời các khoản nợ xấu phát sinh nếu có trong năm 2019.

Song hành với mục tiêu xử lý nợ xấu, Agribank tập trung thoái vốn đầu tư ngoại ngành. Từ năm 2014 đến nay, Agribank đã thoái vốn thành công tại 07 doanh nghiệp, tổng số tiền thu về trên 1.000 tỷ đồng; tiếp tục thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp còn lại. Hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, từ năm 2016 đến nay, Agribank đều có tên trong danh sách 20 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất cả nước.

Tuy nhiên, Agribank hiện đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức không hề nhỏ, trong đó một trong những vấn đề nan giải nhất đó là bài toán tăng vốn. Cho vay nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực đầu tư chính của Agribank thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thiên tai bất khả kháng, chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao. Ngoài huy động vốn cạnh tranh bình đẳng như các ngân hàng thương mại khác, trong cơ cấu tín dụng, Agribank dành một phần lớn cho các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất cho vay ưu đãi thấp, tuy vậy, Ngân hàng thường xuyên trong tình trạng chưa nhận được đủ cấp bù lãi suất.

Mặc dù mong muốn quá trình cổ phần hóa diễn ra theo kế hoạch, tuy nhiên quá trình này đang chậm so với tiến độ đề ra bởi những thách thức, vướng mắc mà không chỉ Agribank có thể tự giải quyết được, nhất là khi Agribank là Ngân hàng Thương mại có tổng tài sản lớn nhất, riêng đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của Agribank đã tới gần 3 triệu m2, nguồn gốc hình thành đa dạng nhất; số lượng khách hàng đông nhất với hàng chục triệu khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi, tiền vay, nên các khoản phải thu, phải trả cũng nhiều nhất, do vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp của Agribank cũng sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian nhất v.v…

Agribank nhận thức rằng, nếu quá trình cổ phần hóa thành công, những khó khăn, thách thức sớm được giải quyết, Agribank sẽ tự chủ hơn trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, cũng như tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và hội nhập, tiếp tục làm tròn sứ mệnh vì sự nghiệp phát triển "Tam nông".

Thu Hoài