74% doanh nghiệp dệt may có thể bị phá sản nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết quý II

Cập nhật: 13:13 | 16/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết quý II, dự báo khoảng 74% số doanh nghiệp dệt may được khảo sát có thể sẽ phá sản, gần 30% số doanh nghiệp mất 20 - 50% doanh thu, 60% số doanh nghiệp giảm hơn một nửa doanh thu...

Đến thời điểm này, có thẩy thấy sức ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam là vô cùng lớn. Với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không một cá nhân, tập thể nào được "đặc cách" ngoài "vùng phủ sóng" của dịch bệnh.

74 doanh nghiep det may co the bi pha san neu dich covid 19 keo dai den het quy ii

Với ngành dệt, 100% doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng trong đó khoảng 70% doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự trong tháng 3 và dự kiến 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự trong tháng 4 và tháng 5.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong giai đoạn 1 của dịch bênh (hai tháng đầu năm), đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề là những doanh nghiệp vừa và nhỏ - chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng.

Đến tháng 3, khi các nhà sản xuất Trung Quốc gượng dậy và khôi phục khoảng 80% hoạt động cung ứng nguyên phụ liệu thì dịch bệnh bùng phát tại Mỹ và châu Âu – 2 thị trường chính chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may điêu đứng do không thể xuất khẩu được.

Hiệp hội cũng đưa ra giả thiết, nếu dịch bệnh kết thúc vào tháng 6 tới, ngành dệt may sẽ thiệt hại khoảng 12.000 tỷ đồng, đồng thời sức cầu giảm có thể kéo theo giá giảm tới trên 20%.

Khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, nếu dịch COVID-19 kéo dài 6 tháng, 74% số doanh nghiệp được khảo sát có thể sẽ phá sản, gần 30% số doanh nghiệp mất 20 - 50% doanh thu, 60% số doanh nghiệp giảm hơn một nửa doanh thu.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp trong nước hiện nay không thể đếm xuể, khó khăn trước hết là thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, chi phí logistics tăng cao, thậm chí có hợp đồng vận chuyển chịu mức phí tăng gấp 3 lần so với trước khi xảy ra dịch.

Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về nguồn vốn do sản phẩm sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được. Dự báo, những ảnh hưởng này đến cộng đồng doanh nghiệp còn tiếp diễn ngay cả khi đã hết dịch bệnh. Cùng với đó, rất nhiều doanh nghiệp có khả năng bị phá sản nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, lý do là họ không thể bù đắp các khoản chi phí như: trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng...

Với lĩnh vực xuất khẩu, theo Bộ Công thương, nếu dịch bệnh tiếp diễn, triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được dự báo sẽ tương đối thấp. Theo đó, nếu dịch kéo dài đến giữa năm, xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể giảm 6 - 8% trong quý I và quý II. Một số mặt hàng chủ lực như máy tính, điện thoại và linh kiện dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh do gặp khó khăn cả về khâu cung ứng lẫn nhu cầu thị trường giảm.

Dự kiến, Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp cả nước sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2020 liên quan đến việc tái khởi động nền kinh tế để vượt qua dịch bệnh. Sau Hội nghị, Chính phủ sẽ có Nghị quyết về Chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu này.

74 doanh nghiep det may co the bi pha san neu dich covid 19 keo dai den het quy ii Bình Dương: Loạn dự án huy động vốn trái phép trong "mùa COVID"

KTCKVN - Trước diễn biến phức tác của dịch bệnh, thị trường căn hộ quý I/2020 giảm về đáy đã mở ra thời cơ cho các ...

74 doanh nghiep det may co the bi pha san neu dich covid 19 keo dai den het quy ii Doanh nghiệp gặp khó, không thể chấp nhận ‘virus trì trệ’

Lắng nghe các ý kiến trước thềm Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sắp được tổ chức, Bộ trưởng, ...

74 doanh nghiep det may co the bi pha san neu dich covid 19 keo dai den het quy ii Kinh tế Việt Nam thời COVID và "hậu COVID-19": Kịch bản nào cho tăng trưởng?

KTCKVN - Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa đưa ra ba kịch bản tăng trưởng kinh tế cho quý II và các ...

Quốc Trung