Khu du lịch tâm linh Hương Sơn từ góc nhìn văn hóa

Cập nhật: 11:02 | 24/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong những ngày gần đây, đề xuất thực hiện siêu dự án “Khu du lịch tâm linh Hương Sơn” do doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất đang trở thành tâm điểm của những sự chú ý. Tuy nhiên, dự án này cũng vấp phải không ít những phản đối từ cộng đồng và dư luận…  

khu du lich tam linh huong son tu goc nhin van hoa Siêu dự án 1,5 tỷ USD của đại gia Đinh Trường Chinh chính thức “ngừng thở”
khu du lich tam linh huong son tu goc nhin van hoa Tạm dừng cấp phép siêu dự án nghỉ dưỡng hơn 1.260 ha tại Sầm Sơn
khu du lich tam linh huong son tu goc nhin van hoa Vũng Tàu: “Tẩy mốc” dự án 97 triệu USD bằng siêu dự án 3 tỷ USD

Nhìn nhận và đánh giá một cách công bằng thì nếu dự án đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái bản sắc văn hóa của khu vực đó đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, có chăng nên để dự án “được sống”?

Công bằng mà nói, không thể phủ nhận Việt Nam là nước có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với những đặc lợi từ văn hóa và thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, việc tận dụng những lợi thế đó vào mục đích kinh tế của chúng ta dường như vẫn còn khoảng cách khá xa so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Indonesia.

Một trong những lý do khiến du lịch Việt Nam thua kém các nước bởi việc khai thác thiên nhiên và định hướng phát triển chiến lược vẫn chưa thực sự bài bản, và đồng bộ. Bên cạnh đó, tâm lý e sợ vẫn luôn là nỗi ám ảnh, gây trì trệ đến những quyết động táo bạo của nhiều đơn vị, doanh nghiệp làm kinh tế.

Thực tế, đối với hoạt động du lịch, cơ sở vật chất, hạ tầng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch gắn với xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta hiện nay vẫn còn kém. Nhiều địa điểm bị xuống cấp nặng nề, một số khu du lịch không đáp ứng đủ nhu cầu của khách trong khi thái độ của chủ đầu tư hay ban quản lý thì vẫn bất động. Thậm chí, nhiều quan điểm vẫn cho rằng, xây mới dự án là hủy hoại thiên nhiên, phá vỡ cảnh quan trong khi những khu du lịch nổi tiếng nhất vẫn còn giữ nguyên giá trị cốt yếu.

khu du lich tam linh huong son tu goc nhin van hoa
Sa Pa - thành phố du lịch "sơn cước" hàng đầu Tây Bắc

Nhìn lên Sa Pa, rõ ràng địa danh “miền núi” này đã chứng minh điều ngược lại bằng sức hút đối với khách Việt và quốc tế. Thậm chí có thời điểm “cháy phòng” vào mùa du lịch. Có được kết quả đó là nhờ việc tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào sử dụng. Tương tự, phải kể đến việc đầu tư trùng tu, phục dựng khu du lịch sinh thái Tràng An đã đưa chùa Bái Đính trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Đây là minh chứng cho thấy, ngành du lịch chỉ thực sự bền vững khi đặt lợi ích của môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương lên hàng đầu; có thể xây dựng nhưng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái cũng như bản sắc văn hóa của khu vực đó. Yếu tố quan trọng nữa cũng chính là sự quản lý và định hướng phát triển các dự án nằm vùng.

Hầu hết các doanh nghiệp khi đưa ra đề xuất xây dựng một dự án lớn thường nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia, dư luận, nhất là khi dự án đó mang tính vĩ mô, có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng và tác động tới thiên nhiên. Thực tế, nhiều đề xuất, nhiều quyết định về một dự án gặp phải phản đối vì doanh nghiệp thực hiện không có tên tuổi, không có nhiều kinh nghiệm hoặc bị nghi ngờ lợi ích nhóm.

Trong đề xuất xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn với quy mô khoảng 1.000 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức của doanh nghiệp Xuân Trường mới đây, nhiều ý kiến đã lên tiếng phản đối ý tưởng này khi dẫn thực tế không phải dự án nào của doanh nghiệp này cũng thành công. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu không phải là Xuân Trường thì sẽ là doanh nghiệp nào?

khu du lich tam linh huong son tu goc nhin van hoa
Bái Đính vẫn thích nghi tốt với "hệ sinh thái" văn hóa tâm linh tại Ninh Bình

Được biết, doanh nghiệp Xuân Trường đã và đang thực hiện nhiều dự án lớn về du lịch tâm linh như quần thể Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình); Khu Du lịch Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam), khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng), Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)… với quy mô mỗi dự án khoảng 10.000 - 15.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy doanh nghiệp này có nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành phát triển các khu du lịch mà không phải doanh nghiệp nào có thể “vượt mặt”.

Mặt khác, chu kỳ thực hiện dự án nói chung của doanh nghiệp xây dựng vốn dĩ đã diễn ra tương đối dài. Vậy thì những dự án xây dựng tại các khu vực gắn với di tích, lịch sử, cộng đồng có thể phải kéo dài hơn để tránh phạm sai lầm trong phá vỡ. Vậy thì chỉ nhìn vào một hai dự án chưa kịp hoàn thiện đã phán xét doanh nghiệp liệu có phải dư luận đang vội vàng?

khu du lich tam linh huong son tu goc nhin van hoa
Mô phỏng quy hoạch dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn theo đề xuất

Đặc biệt, như ông Xuân Trường đã nói trước báo chí đề xuất của doanh nghiệp chỉ là gợi ý với UBND TP. Hà Nội và đã có doanh nghiệp nào làm được di sản chưa mà bảo ông phá di tích? Như vậy để thấy rằng, doanh nghiệp tiên phong chỉ mới nói chưa kịp làm đã gặp phải chỉ trích. Vậy thì liệu còn doanh nghiệp nào dám tiếp tục tiên phong? Ngành du lịch nói chung, mảng di sản nói riêng bao giờ mới có thể thực hiện đúng mục tiêu “bảo tồn và phát triển”?

GS. TS Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng: “Việc các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, xây dựng những “cơ ngơi” để phục vụ kinh doanh, phục vụ kinh tế… trong đó có việc quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, khai thác giá trị văn hóa phục vụ cho đời sống sinh hoạt chung, tinh thần xã hội nói chung, tôi cho đây là điều bình thường. Tuy nhiên, khi quan tâm đến văn hóa thì phải tuân theo quy luật riêng của nó. Lĩnh vực văn hóa không như quy luật của kinh tế; nó không như xây dựng một cơ sở vật chất đã có. Cũng là cơ sở vật chất đã có thì nó lại gắn với đặc trưng của văn hóa, nếu đánh đồng nó với cơ sở vật chất xây dựng nói chung thì tôi cho rằng đó là nhầm”.

GS. TS Bùi Quang Thanh phân tích thêm, văn hóa là nơi mà con người qua quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội, thể hiện quan điểm nhân sinh của họ, giữa con người với con người, họ thể hiện quan điểm của họ đối với vũ trụ, thế giới quan. Giá trị văn hóa ấy nó phải chi phối được ngược lại những ý tưởng mà doanh nghiệp định khai thác để phục vụ đời sống tinh thần.

Do đó, doanh nghiệp cũng không thể khai thác một cách ba vạ được mà phải xác định được giá trị văn hóa, bảo tồn được giá trị đó, nếu khai thác mà làm tan rã là phản tác dụng. Nếu bất chấp bản sắc văn hóa, đặc trưng văn hóa để phục vụ cho lợi nhuận thì đấy là ứng xử thiếu văn hóa.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, những công trình đầu tư theo dạng như thế này thì Chính phủ và TP. Hà Nội phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng làm sao cho thật phù hợp. Bên cạnh đó, các khu du lịch liên quan đến lợi ích cộng đồng và đều là những di sản quốc gia vì vậy các thủ tục đầu tư cần đảm bảo đầy đủ quy định, công khai, minh bạch.

Nam Thiên