Bánh kẹo Tết ngon mắt nhưng chưa yên tâm

Cập nhật: 07:17 | 03/01/2019 Theo dõi KTCK trên

Mứt, kẹo và thực phẩm khô ăn liền tại các quầy hàng ở chợ nhìn ngon mắt, nhưng người tiêu dùng vẫn lo về chất lượng...

banh keo tet ngon mat nhung chua yen tam Thị trường Tết Dương lịch: Sức mua tăng ở ngành dịch vụ ăn uống
banh keo tet ngon mat nhung chua yen tam Hàng Tết dự báo tăng nhẹ

Các loại bánh mứt kẹo truyền thống là nhóm hàng không thể thiếu ở mỗi gia đình dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt các loại mứt làm từ củ quả (bí, me, cà chua, mận…) vốn là sản phẩm được sản xuất thủ công. Khi lên quầy kệ nhìn rất hấp dẫn nhưng vệ sinh trong quá trình chế biến và các loại phụ gia, chất tạo màu sản phẩm khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại.

banh keo tet ngon mat nhung chua yen tam
Tăng cường công tác kiểm tra ATVSTP trong dịp cuối năm

Chị Nguyễn Thu Thảo, chủ sạp bánh mứt chợ Bến Thành cho biết, hiện nay, các loại mứt đặc sản có bán tại chợ quanh năm. Nhưng phải đến dịp Tết Nguyên đán mới có đầy đủ, với trên 100 món mứt Tết và vài trăm loại bánh, trái cây sấy, hạt khô… là những món được dùng nhiều trong ngày Tết của các gia đình Việt. Nếu kinh doanh ở chợ, người bán hoàn toàn chủ động tìm nguồn hàng có chất lượng đảm bảo.

Cụ thể, với các loại mứt mang tính đặc sản như trái cây dẻo Đà Lạt, tiểu thương có nguồn hàng từ các công ty chuyên sản xuất ở tỉnh Lâm Đồng. Với các loại mứt Tết thông dụng (dừa, bí, khoai lang, hạt sen…), ngoài nguồn cung từ chợ sỉ Bình Tây, tiểu thương muốn có hàng chất lượng ngon sẽ đặt thêm từ các lò mứt tại quận 4, 5, 6 và Gò Vấp.

Tương tự, tại các chợ lớn nhỏ khác ở TP. Hồ Chí Minh nhóm hàng bánh, mứt, kẹo và thực phẩm chế biến ăn liền đều có chung nguồn cung này. Thậm chí, một số thương hiệu lớn nổi tiếng là Như Lan, Đức Phát, Thành Long… cũng phải đặt hàng từ các lò làm mứt, do nhu cầu về số lượng lớn trong mùa cao điểm, họ không thể tự sản xuất đủ số lượng bán ra.

Tuy nhiên, với thương hiệu lớn, yêu cầu chất lượng sản phẩm như chủng loại, nguyên liệu (mứt dừa mảnh lớn, me nguyên trái, gừng nguyên củ), màu sắc tự nhiên… sẽ khắt khe hơn. Các lò mứt ngoài sản xuất đại trà bỏ sỉ ở chợ còn làm riêng cho hiệu bánh lớn. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm mứt do các trung tâm y tế quận huyện tổ chức tại các lò sản xuất.

Còn tại chợ hay các điểm kinh doanh, chủ yếu là kiểm tra các thủ tục xuất nhập hàng vào chợ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Thế nhưng, tại mỗi chợ có đến vài trăm sạp chuyên doanh bánh mứt, từ trước đến nay tiểu thương mạnh ai nấy bán, chất lượng sản phẩm do chính người bán đảm bảo bằng uy tín của mình với khách hàng.

Chỉ còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, hàng hóa, bánh mứt, thực phẩm chế biến đã được người bán chuẩn bị đầy đủ, tràn ngập các chợ, cửa hàng, bằng cảm quan tất cả rất ngon và bắt mắt. Về phía ngành chức năng Bộ Công thương đã bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ Về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính, tính khả thi và hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, góp phần bảo vệ trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại trên thị trường.

Đối với nhóm bánh, kẹo, mứt trong nước và nhập khẩu không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, tem phụ bằng tiếng Việt thì cần báo cho các cơ quan chức năng hoặc Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam để có những biện pháp xử phạt nghiêm minh và tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ có 6 đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm hoạt động liên tục. Tuy nhiên, với một thành phố lớn có trên 200 chợ truyền thống hoạt động, thì việc đảm bảo chất lượng thực phẩm Tết xem ra phải trông vào sự sáng suốt của người mua và lương tâm của nhà sản xuất và người bán.

Thanh Thanh

Theo Thời báo ngân hàng

Tin cũ hơn
Xem thêm