Xây dựng thương hiệu Việt: Đưa người Việt tin dùng hàng Việt

Cập nhật: 12:00 | 06/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong hơn 12 năm thực hiện, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ngày càng được các doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng trong nước quan tâm, hưởng ứng. Đây là một trong những cuộc vận động đã tạo được sự lan tỏa lớn trong cộng đồng, xã hội.

Thị trường mua theo nhóm ở Trung Quốc đã... hết thời?

Xuất khẩu cao su tháng 3/2022 tăng mạnh nhờ thị trường thế giới hồi phục

Xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc lao dốc, thị trường có thể chịu nhiều sức ép

Thờ ơ đầu tư, xây dựng thương hiệu Việt: Doanh nghiệp sẽ phải trả giá đắt

Hàng ngoại chiếm thương hiệu Việt

Giám đốc điều hành Công ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu Nguyễn Ngọc Luận chia sẻ kỷ niệm thương hiệu cà phê Meet More bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm đoạt. Điều này chỉ được phát hiện khi công ty đăng ký bản quyền tại Hàn Quốc nhưng bị nhà chức trách nước sở tại từ chối.

“Để lấy lại thương hiệu, doanh nghiệp đã phải nộp đơn xác định nguồn gốc cà phê, thương hiệu là của chúng tôi. Chính phủ Hàn Quốc nhận đơn và đơn vị đã yêu cầu đối tác tự rút đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu”, ông Nguyễn Ngọc Luận nói.

Thực tế, không chỉ cà phê Meet More bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm thương hiệu mà nhiều mặt hàng Việt Nam cũng lâm vào tình cảnh này. Vừa qua, sản phẩm gạo ST25 đã đạt giải Nhất cuộc thi Gạo ngon Thế giới năm 2019, rồi giải Nhì năm 2020 nhưng hiện thương hiệu gạo đã bị doanh nghiệp khác đăng ký bảo hộ ở Mỹ. Điều này khiến doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu gạo ST25.

Bộ Công Thương vừa công bố kết quả khảo sát doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt, theo đó, chỉ 20% doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu nhưng cũng chỉ chú trọng đăng ký tại Việt Nam, chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài. Kết quả khảo sát này cho thấy có đến 80% doanh nghiệp không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, dẫn tới tình trạng sản phẩm Việt Nam dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở thị trường nội địa và quốc tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, các DN trong nước cần chủ động đứng vững trên “đôi chân” của mình bằng quá trình đổi mới công nghệ, không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Qua đó, ngày càng chiếm lĩnh thị phần, nâng cao sức cạnh tranh ngay trên sân nhà để người tiêu dùng trong nước quan tâm nhiều hơn, dần chuyển từ ưu tiên sang tin dùng hàng Việt.

1220-thuonghieu
Thờ ơ đầu tư, xây dựng thương hiệu Việt: Doanh nghiệp sẽ phải trả giá đắt

Cần giải pháp cụ thể

Lý giải nguyên nhân khiến một bộ phận doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh cho biết, trong cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam có đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên tiềm lực tài chính hạn chế, “lực bất tòng tâm” khi xây dựng thương hiệu.

“Để khắc phục bất cập này, doanh nghiệp mong muốn các cơ quan quản lý hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Cụ thể, có giải pháp tổng thể tuyên truyền, hỗ trợ thông tin, pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính - nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức xây dựng được thương hiệu cho riêng mình” - ông Quốc Anh kiến nghị.

Để giải quyết những bất cập này, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho hay, từ năm 2014 đến nay Bộ Công Thương tổ chức bình chọn sản phẩm Thương hiệu quốc gia. Qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò thương hiệu, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm, thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra đẩy mạnh giám sát việc xâm hại bản quyền nhãn hiệu của Việt Nam, hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc cung cấp các khoá đào tạo tập huấn, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại một số thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Bên cạnh sự hỗ trợ xây dựng thương hiệu từ cơ quan quản lý, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh Võ Trí Thành cho biết, bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực, quyết tâm xây dựng và phát triển mạnh mẽ thương hiệu quốc gia nói chung, thương hiệu doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra, cần đầu tư cho nghiên cứu thị trường, qua đó tạo ra sản phẩm phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng, xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm tính minh bạch của quy trình sản xuất, từ đó tạo tấm “giấy thông hành” cần thiết cho hàng hóa nông sản.

1221-thuonghieu1
Làm thế nào để đưa người Việt đến gần thị trường Việt (Ảnh minh họa)

Để người Việt tin dùng hàng Việt

Chưa dễ khắc phục nhiều điểm yếu cố hữu

Trong những năm qua, nhất là trong bối cảnh hội nhập, nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã tạo dựng được uy tín, có mặt rộng khắp trên các gian hàng bán lẻ truyền thống lẫn hiện đại và ngày càng được người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn nhiều hơn.

Sự phát triển đa dạng của hàng Việt góp phần làm thay đổi suy nghĩ, thói quen tiêu dùng của người dân, tạo nên diện mạo mới trên thị trường hàng hóa nội địa. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, các thương hiệu Việt tuy đã có nhiều tiến bộ về chất lượng sản phẩm, mẫu mã nhưng vẫn còn nhiều điểm cần được khắc phục như: nguồn vốn còn hạn chế, nhiều thương hiệu non trẻ; thiếu kinh nghiệm về dự báo, tiếp cận thị trường; còn thụ động khi xử lý những rủi ro về thị trường, rủi ro về dịch bệnh như dịch Covid-19 vừa qua; nhiều sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên khó khăn trong việc xây dựng giá thành, hạ giá bán sản phẩm; hệ thống phân phối, quảng bá sản phẩm còn yếu…

1224-thuonghieu2
Để người Việt tin dùng hàng Việt (Ảnh minh họa)

Cần có thêm sự đồng hành, hỗ trợ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực, nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia sẽ “đổ bộ” vào thị trường nội địa. Sự góp mặt của các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam làm thị trường hàng hóa trong nước phong phú, chất lượng và giá thành cạnh tranh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các DN Việt sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn ngay trên sân nhà.

Từ chỗ người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đến người Việt tin dùng hàng Việt rất cần các DN trong nước không ngừng vận động, phát triển, đổi mới công nghệ, đồng thời cần có thêm sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương…

Trên thực tế, nhiều DN dù đã xác định được chiến lược phát triển nhưng lại thiếu nguồn lực, thiếu vốn để phát triển thương hiệu, đầu tư đổi mới công nghệ… Thời gian qua, các DN ở địa phương đã nỗ lực để phát triển các kênh quảng bá, tiếp thị sản phẩm nhưng do tiềm lực của DN còn hạn chế nên nhiều DN trong số này cũng chỉ cố gắng được trong điều kiện, giới hạn nhất định.

Do đó, để DN địa phương tiếp tục vươn lên và nâng cao sức cạnh tranh trên sân nhà thì bên cạnh sự nỗ lực từ phía DN, rất cần có thêm các chương trình, cơ chế, chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, chính quyền địa phương, nhất là sau những tác động của dịch Covid-19...

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan