VDSC: Cần theo dõi dòng tiền của các quỹ ETF nội và ngoại trong câu chuyện nâng hạng

Cập nhật: 16:39 | 07/03/2019 Theo dõi KTCK trên

Công ty chứng khoán cho rằng cơ hội đầu tư ngắn hạn vẫn đang hiện hữu, song cơ hội sẽ không chia đều cho tất cả.

vdsc can theo doi dong tien cua cac quy etf noi va ngoai trong cau chuyen nang hang Đề án cơ cấu lại TTCK: Nâng hạng trước năm 2025, ngắt mạch tự động khi có biến động mạnh, tăng biên độ….
vdsc can theo doi dong tien cua cac quy etf noi va ngoai trong cau chuyen nang hang Lãnh đạo PVN: Vốn ngoại sẽ vào cổ phiếu dầu khí khi thị trường nâng hạng
vdsc can theo doi dong tien cua cac quy etf noi va ngoai trong cau chuyen nang hang Chủ tịch UBCK: Thực hiện 4 giải pháp, hy vọng TTCK Việt Nam được nâng hạng vào cuối năm 2019 hoặc đầu 2020

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo chiến lược tháng 3. Trong 2 tháng đầu năm, câu chuyện nâng hạng thị trường và sự tham gia của dòng tiền ngoại thông qua các quỹ ETF đã tạo đà cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm mạnh.

VN-Index đã ghi nhận mức tăng gần 9% trong 2 tháng qua, đi cùng với sự cải thiện thanh khoản đáng kể. Cộng hưởng với đó, thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ về mở rộng tín dụng và tập trung giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên đã góp phần lan tỏa đà tăng sang nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình - thấp.

Sang tháng 3, với lịch trình nhiều thông tin quan trọng như hai quỹ ETF cơ cấu danh mục, họp chính sách FOMC, Brexit, đàm phán thương mại tiếp tục diễn ra thì thị trường rất khó tăng nhanh và mạnh, mà thiên về trạng thái tích lũy. VDSC cho rằng trạng thái này là cần thiết để giúp thị trường cân bằng và đi xa hơn, đặc biệt khi mà VN-Index đang đối diện ngưỡng kháng cực 1000 – 1025 điểm.

vdsc can theo doi dong tien cua cac quy etf noi va ngoai trong cau chuyen nang hang

Một điểm cần lưu ý trong 2 tháng đầu năm là sự tham gia tích cực của dòng tiền “nóng” từ bên ngoài, cùng với câu chuyện thăng hạng thị trường đã được lặp lại trong nhiều năm qua góp phần giúp chỉ số tăng cao. Cho đến khi dòng tiền ngoại trên vẫn ở lại với thị trường thì VDSC cho rằng cơ hội đầu tư ngắn hạn vẫn đang hiện hữu, song cơ hội sẽ không chia đều cho tất cả. Việc mua mới nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn và những cổ phiếu có "beta" (mức độ rủi ro) cao sẽ khó giúp nhà đầu tư kiếm được tỷ suất lợi nhuận vừa ý.

Đối với nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội theo câu chuyện thăng hạng, VDSC cho rằng cần theo dõi chặt chẽ dòng tiền vào/ra các quỹ ETF trong và ngoài nước. Đồng thời, nhà đầu tư giảm dần tỷ lệ sử dụng đòn bẩy và cân nhắc thời điểm hiện thực hóa lợi nhuận (khi có dấu hiệu các quỹ ETF bị rút vốn) để bảo toàn thành quả. Đồng thời, việc mua và nắm giữ dài hạn có thể kiên nhẫn để chờ một cơ hội tốt hơn là mua đuổi trong giai đoạn này.

Mặc dù nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình đã tăng gần 13% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 8,5% của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VDSC nhận thấy mức P/E và P/B của nhóm trung bình vẫn đang khá hấp dẫn. Đón đầu mùa kết quả kinh doanh quý I cũng như đại hội cổ đông 2019 đang đến gần thì cổ phiếu dệt may là một trong nhiều nhóm cổ phiếu có vốn hóa trung bình mà nhà đầu tư có thể quan sát.

vdsc can theo doi dong tien cua cac quy etf noi va ngoai trong cau chuyen nang hang

Với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chiến tranh thương mại, VDSC cho rằng xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang các thị trường lân cận sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019. Xu hướng này có thể sẽ tác động tích cực đến khối lượng đơn đặt hàng dệt may và may mặc của Việt Nam.

Thực tế, cán cân thương mại của Việt Nam đã thặng dư khoảng 860 triệu USD trong tháng 1, với 3 điểm nổi bật. Thứ nhất, doanh thu xuất khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh. Thứ hai, doanh thu xuất khẩu từ thị trường Bắc Mỹ tăng mạnh. Và thứ ba, sự gia tăng của Hải Phòng và Hải Dương trên bản đồ thương mại của Việt Nam.

vdsc can theo doi dong tien cua cac quy etf noi va ngoai trong cau chuyen nang hang

Xuất khẩu sang Mỹ tăng củng cố giả định của VDSC rằng Việt Nam được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam đang giành được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài. Xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 1/2019 cao hơn 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và các mặt hàng liên quan tăng gấp đôi giá trị so với tháng 1/2018.

Theo ndh