Vấn đề nghiêm trọng khi nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đi theo hướng lãi suất âm

Cập nhật: 07:00 | 22/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Lãi suất thấp có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng cho vay vì nó thu hẹp biên lợi nhuận của họ. Trong môi trường lãi suất âm, hạ lãi suất sâu hơn đồng nghĩa rằng ngân hàng cho vay phải chi trả cho NHTW nhiều hơn nhằm duy trì vốn vượt hạn mức qua đêm (overnight excess fund).

van de nghiem trong khi nhieu ngan hang trung uong tren the gioi di theo huong lai suat am

Đức lần đầu phát hành trái phiếu với mức lãi suất âm

van de nghiem trong khi nhieu ngan hang trung uong tren the gioi di theo huong lai suat am

“Chính sách lãi suất âm có thể phản đòn”

van de nghiem trong khi nhieu ngan hang trung uong tren the gioi di theo huong lai suat am

Nhật Bản công bố lãi suất âm để cứu tăng trưởng

CNBC dẫn lời các nhà phân tích cho biết lãi suất âm sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế trong dài hạn, đồng thời "cơn nghiện" tín dụng giá rẻ đã trở thành vấn đề nghiêm trọng khi nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới đi theo hướng lãi suất âm.

Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump từng liên tục kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất. Hồi tháng 9, ông còn đăng tweet thúc giục Fed cắt giảm lãi suất về 0 hoặc xuống khu vực lãi suất âm.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn khen ngợi Đức sau khi NHTW nước này điều chỉnh lãi suất âm đối với trái phiếu Chính phủ.

Các ngân hàng châu Âu đã phải vật lộn trong nhiều năm trong một môi trường lãi suất thấp liên tục, lần đầu tiên chạm mức 0 vào năm 2012 trước khi chuyển sang lãi suất âm năm 2014.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa lãi suất xuống dưới mức 0 vào tháng 9 vừa qua, và các NHTW khác tại Đan Mạch, Thụy Điển và Nhật Bản cũng bắt chước theo.

van de nghiem trong khi nhieu ngan hang trung uong tren the gioi di theo huong lai suat am
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất do lo ngại về sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu và bất ổn xoay quanh Brexit cũng như các chiến tranh thương mại.

Ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics, từng cảnh báo NHTW Mỹ có thể hạ lãi suất "mạnh tay hơn nữa".

Khi đưa ra nhận định trên, nhà kinh tế Mark Zandi đang đề cập đến một công cụ chính sách là hạ lãi suất ngắn hạn xuống mức 0 để kích thích nền kinh tế.

Vào tháng 7, Fed lần đầu tiên cắt giảm lãi suất kể từ năm 2008 - thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính. NHTW Mỹ hạ lãi suất lần thứ hai vào tháng 9, cụ thể các nhà hoạch định chính sách đã đưa lãi suất quĩ liên bang từ 2% xuống mức mục tiêu 1,75%.

Sau cùng, chính sách tiền tệ "có thể kém hiệu quả hơn" trong việc hỗ trợ tăng trưởng khi hầu hết nền kinh tế lớn chủ yếu sử dụng nó như một công cụ chính sách, giáo sư Đại học Cornell Eswar Prasad cho hay.

Thay vào đó, ông Prasad khuyên chính phủ các nước nên cân bằng công cụ chính sách, trong đó có việc kích thích tài khóa.

Ông Trump khuyên Fed nên hạ lãi suất dù Mỹ - Trung đạt được thoả thuận thương mại một phần

Tổng thống Mỹ chỉ trích Fed không hỗ trợ cho nền kinh tế như những ngân hàng trung ương khác trên thế giới.

"Chúng ta có một nền kinh tế tuyện vời, nhưng chúng ta cũng có một ngân hàng trung ương không tuân theo xu hướng chung của còn lại của thế giới", ông Trump cho hay.

Ngân hàng trung ương Mỹ đã giảm lãi suất hai lần trong năm nay một phần vì sự suy yếu trong nền kinh tế toàn cầu, phát sinh do cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Tuy nhiên, hôm 11/10, hai bên đã tuyên bố những bước tiến để kết thúc cuộc chiến thương mại.

Ông Trump đã công bố giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại một phần với Bắc Kinh đồng ý mua 40 - 50 tỉ USD hàng nông sản Mỹ.

Giai đoạn đầu tiên cũng gồm các thống nhất của cả hai quốc gia về sở hữu trí tuệ, cũng như thỏa thuận về những vấn đề ngoại hối.

Đổi lại, Mỹ đồng ý hoãn việc tăng thuế dự kiến vào tuần tới.

Ông Trump cũng cho biết giai đoạn hai của thỏa thuận sẽ sớm được đưa ra sau khi các điều khoản của giai đoạn đầu tiên được kí kết.

Fed dự kiến sẽ họp vào cuối tháng này, với phần lớn các nhà đầu tư kì vọng lãi suất sẽ giảm. Thị trường dự đoán khả năng lãi suất thấp hơn vào cuối tháng 10 là 74,3%, theo công cụ FedWatch của CME Group.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chậm lại trong năm nay với nhiều nhà kinh tế cho biết nguyên nhân là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Fed dự báo GDP cho năm 2019 sẽ ở mức 2,2%, giảm từ 2,9% trong năm 2018. Ngân hàng trung ương Mỹ nhận định tăng trưởng có thể tồi tệ hơn nếu chiến tranh thương mại vẫn tiếp diễn.

Thu Hoài