Ưu, nhược điểm của xe ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước

Cập nhật: 18:05 | 31/10/2023 Theo dõi KTCK trên

Ô tô khẩu nhiều trang bị tiện nghi, kiểu dáng đẹp nhưng có giá bán cao, trong khi xe lắp ráp giá thành dễ tiếp cận hơn nhưng lại không có nhiều trang bị tiện nghi hiện đại...

Ưu nhược điểm của nhập khẩu nguyên chiếc

Ưu điểm của xe nhập khẩu

Người tiêu dùng Việt thường có tâm lý chung là xe nhập khẩu có chất lượng tốt hơn so với xe lắp ráp trong nước. Đây không hẳn chỉ là do tâm lý sính ngoại mà thực chất, xe nhập khẩu rõ ràng có những ưu điểm nổi trội hơn. Cụ thể:

Ưu, nhược điểm của xe ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước
Ảnh minh họa

Chất lượng tốt do được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thợ tay nghề cao, tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, toàn bộ quy trình lắp ráp đều được thực hiện bằng robot, đảm bảo độ chính xác cao hơn. Để được xuất xưởng, xe phải đáp ứng tiêu chuẩn cao, khắt khe hơn.

Nhiều trang bị tiện nghi và an toàn hơn. Không chỉ vậy, các tính năng an toàn hơn, được chứng nhận và kiểm định chất lượng nên đảm bảo mang lại trải nghiệm thú vị hơn, thuận tiện và an toàn hơn cho người lái lẫn hành khách. Xe nhập cũng thường được đánh giá cao hơn về cảm giác lái và khả năng cách âm.

Thiết kế sang trọng, hiện đại hơn, tùy chọn màu sắc đa dạng hơn.

Nhược điểm của xe nhập khẩu

Bên cạnh những ưu điểm đã kể trên, xe nhập khẩu cũng có một số nhược điểm như:

Cùng một phiên bản, thương hiệu nhưng xe nhập khẩu có giá cao hơn so với xe lắp ráp do phải chịu thuế xuất nhập khẩu.

Một số dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là các dòng xe hạng sang có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bảo hành, bảo dưỡng do mạng lưới các trung tâm bảo hành chưa được phủ rộng, việc tìm mua linh kiện thay thế cũng không được thuận tiện bằng.

Ưu nhược điểm của xe lắp ráp trong nước

So với xe nhập nguyên chiếc thì xe lắp ráp trong nước có những ưu – nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Cùng một phiên bản, dòng xe, thương hiệu thì xe lắp ráp luôn có giá bán rẻ hơn so với xe nhập khẩu. Chênh lệch thậm chí có thể lên tới vài trăm triệu, tùy dòng xe. Với ưu điểm về giá bán, lựa chọn này phù hợp hơn với đa số người tiêu dùng về mặt tài chính, giảm bớt áp lực khi mua và sử dụng.

Xe lắp ráp trong nước thường có mạng lưới trung tâm bảo hành, bảo dưỡng phủ sóng khắp 3 miền nên dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, sửa chữa xe. Ngoài ra, linh phụ kiện thay thế cũng dễ tìm kiếm hơn, giá thành rẻ hơn.

Một số hãng như Hyundai, Kia, Honda... ngày càng có sự cải thiện về mẫu mã, thiết kế nên được người dùng đón nhận hơn.

Nhược điểm

Xe lắp ráp trong nước thường không có nhiều trang bị tiện nghi hiện đại và hỗ trợ lái xe an toàn như xe nhập khẩu.

Chất lượng không được đảm bảo bằng bởi tay nghề của thợ lắp ráp còn hạn chế, tiêu chuẩn an toàn thấp, cơ sở vật chất nhà máy cũng không hiện đại bằng nên hệ thống khung gầm, động cơ, nội ngoại thất, nước sơn… đều không chắc chắn.

Toyota Vios "rục rịch" ra mắt thế hệ mới tại Việt Nam: Diện mạo lẫn trang bị nâng cấp cực xịn

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã đăng tải Công báo sở hữu công nghiệp số mới nhất mới đây đã cho thấy thế ...

Phân vân mua ô tô máy dầu và máy xăng: Đâu là ưu, nhược điểm?

Bạn đang phân vân không biết nên chọn mua ô tô máy dầu hay máy xăng, để có được quyết định phù hợp nhất thì ...

Giá xe Honda City niêm yết và lăn bánh mới nhất tháng 11/2023: Chỉ từ 559 triệu đồng

Trong phân khúc sedan hạng B, dù không có doanh số “cao ngất” như Toyota Vios hay Hyundai Accent nhưng Honda City luôn là một ...

Linh Đan (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm