Trăm ngàn con đường dẫn đến tồn kho bất động sản

Cập nhật: 16:51 | 08/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) vừa cho biết, lượng tồn kho bất động sản ở thời điểm hiện tại ước khoảng 20.000 tỷ đồng.

tram ngan con duong dan den ton kho bat dong san Bất động sản 2018 và những chỉ số đối lập
tram ngan con duong dan den ton kho bat dong san Tồn kho bất động sản và dự báo thị trường năm 2019
tram ngan con duong dan den ton kho bat dong san Sáu tháng đầu năm: Tổng giá trị tồn kho bất động sản giảm

So với thời kỳ “đỉnh cao” hàng tồn năm 2013 thì con số này giảm mạnh tuy nhiên tốc độ giải quyết hàng tồn kho đã chậm lại.

So với giai đoạn 2013 - 2016, ghi nhận qua con số cập nhật của chính cơ quan này cho thấy, tốc độ giải quyết hàng tồn kho giai đoạn 2017 - 2018 giảm tới vài lần khi rất nhiều dự án vì nhiều lý do nên không thể thanh lý, chuyển nhượng được sang cho các đối tác mới để tiếp tục triển khai.

tram ngan con duong dan den ton kho bat dong san
Thị trường bất động sản đang tồn kho khoảng 20.000 tỷ đồng

Chỉ cần điểm qua những dự án “bê bết” như Vina Megastar, Tricon Tower, AZ Lâm Viên, Habico Tower Phạm Văn Đồng, Nam Đàn Plaza, B5 Cầu Diễn, Ha Noi Times Tower, Dragon Plaza, PVV Vinapharm, Usilk City… tại Hà Nội; hay Saigon One Tower, PetroVietnam Landmark Tower, 584 Tân Kiên, Kenton Node, Lacasa, DB Tower, V-Ikon… tại TP. HCM nhiều năm chưa thể giải quyết đã có thể thấy lượng hàng tồn kho hiện nay khó xử lý như thế nào.

Từ sản phẩm dự án bị lỗi thiết kế, chọn sai phân khúc đến những rắc rối về pháp lý khi dự án huy động vốn trái phép, thế chấp tài sản đảm bảo không đúng quy trình… rồi chủ đầu tư bị rơi vào vòng lao lý... tất cả đang tạo ra một "nhà băng" khổng lồ giữ lại hàng chục ngàn tỷ đồng của rất nhiều doanh nghiệp địa ốc.

Bên cạnh đó, rất nhiều dự án đã được thế chấp ngân hàng để vay vốn nhưng thủ tục phát mãi tài sản cực khó khăn hiện nay là thách thức lớn đối với việc “mở khóa” cho những dự án này vào lại thị trường.

Trong khi vấn đề hàng tồn kho cũ còn chưa được giải quyết triệt để, nhiều thay đổi liên quan đến các chính sách, đặc biệt là việc ngân hàng thắt chặt kiểm soát tín dụng, khiến thị trường đối mặt thêm một mối lo khác khi nguy cơ hàng tồn kho có thể gia tăng trở lại bất cứ lúc nào.

Lãi suất huy động tăng cao, kéo theo lãi suất cho vay tăng đã "co hẹp" khả năng sẵn sàng chi trả của người mua nhà. Hệ quả, thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự điều chỉnh khá rõ nét khi ngay trong quý I/2019, cả hai thị trường Hà Nội và TP. HCM đều đánh dấu sự sụt giảm đáng kể thanh khoản, đặc biệt là phân khúc chung cư.

Trong khi đó, ghi nhận từ mùa ĐHCĐ năm nay cho thấy, nguồn cung bất động sản dự kiến tiếp tục gia tăng khi nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn đặt niềm tin khá lạc quan vào thị trường này với mục tiêu cho ra thị trường hàng chục ngàn, thậm chí vài chục ngàn căn hộ trong thời gian sắp tới.

Số lượng dự án mới được bung ra lớn, trong đó phần lớn là các dự án bất động sản cao cấp trong khi nhu cầu hiện tại của người mua lại là nhà ở thu nhập thấp và giá rẻ. Sự lệch pha giữa cung và cầu lớn rất có thể sẽ khiến hàng tồn kho tăng mạnh.

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm