TPBank công bố hoàn thành triển khai 3 trụ cột của Basel II trước thời hạn

Cập nhật: 10:45 | 19/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Với việc hoàn thành triển khai đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn, TPBank đáp ứng tuân thủ trước thời hạn các yêu cầu của NHNN về triển khai Basel II tại Việt Nam, đồng thời áp dụng ICAAP trong công tác lập kế hoạch và giám sát tuân thủ yêu cầu vốn.

tpbank cong bo hoan thanh trien khai 3 tru cot cua basel ii truoc thoi han

TPBank báo lãi vượt 21,75% kế hoạch đặt ra trong năm 2019

tpbank cong bo hoan thanh trien khai 3 tru cot cua basel ii truoc thoi han

Chứng khoán Tiên Phong chuẩn bị chào bán cổ phiếu cho TPBank

tpbank cong bo hoan thanh trien khai 3 tru cot cua basel ii truoc thoi han

Lãi suất ngân hàng TPBank tháng 12/2019 mới nhất

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) tổ chức tọa đàm về việc triển khai đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (ICAAP) – một trong ba trụ cột của Basel II, đồng thời công bố hoàn thành triển khai 3 trụ cột của Basel II theo quy định của NHNN.

Sự kiện có sự tham dự của các lãnh đạo và chuyên gia của Cơ quan Thanh tra Giám sát, NHNN Việt Nam, lãnh đạo và đại diện công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG cùng với đại diện HĐQT và Ban Chỉ đạo dự án Basel II của TPBank.

Trước đó, vào tháng 4/2019, TPBank được Thống đốc NHNN trao quyết định áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỉ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, trụ cột đầu tiên của Basel II, trở thành một trong 5 ngân hàng triển khai Thông tư này nhanh nhất toàn hệ thống.

Từ đó, sau chưa đầy một năm, TPBank lại tiếp tục công bố hoàn thành ICAAP đáp ứng các yêu cầu của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Thông tư 13) và như vậy, ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II sớm hơn dự kiến.

tpbank cong bo hoan thanh trien khai 3 tru cot cua basel ii truoc thoi han
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Hưng,Tổng Giám đốc TPBank, cho biết: “Chúng tôi đã nghiêm túc thực hiện triển khai theo quy định tại Thông tư 13 thể hiện ở việc không chỉ các chính sách mà còn bộ máy cơ cấu tổ chức trong nội bộ ngân hàng đều được TPBank điều chỉnh lại cho phù hợp với đúng quy định của pháp luật.

Điều này đã hỗ trợ TPBank trong việc triển khai tốt hơn các hoạt động của ngân hàng đồng thời giúp chúng tôi yên tâm hơn khi phát triển ngân hàng theo hướng hiện đại và an toàn”.

Tại sự kiện, ông Phạm Đỗ Nhật Vinh, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Rủi ro Tài chính của KPMG, đánh giá cao việc TPBank coi việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Thông tư 13 về yêu cầu vốn nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu quản trị tiên tiến ngân hàng.

"Trong quá trình triển khai ICAAP, TPBank chú trọng xây dựng các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng và tính toán nhu cầu vốn đáp ứng, để đảm bảo rằng ngân hàng của họ vẫn hoạt động an toàn trong những tình huống thử tải khắt khe.

Khi tính toán tác động định lượng, TPBank đã làm tốt cả khâu lọc và khai thác dữ liệu, song song với lựa chọn phương pháp luận, triển khai tính toán đồng thời chuẩn bị nguồn lực nội bộ nhằm kiểm định chéo các yếu tố dữ liệu và mô hình tính toán", đại diện KPMG cho biết.

Ông Vinh cũng đánh giá việc TPBank còn chuẩn bị triển khai IFRS 9, cho thấy ngân hàng rất tự tin trong kế hoạch vốn của họ.

ICAAP là quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn giúp các ngân hàng có thể tự đánh giá mức độ đủ vốn ngay cả trong tình huống căng thẳng, bao gồm các cấu phần về Đánh giá các rủi ro trọng yếu, Khẩu vị rủi ro, Kiểm tra sức chịu đựng, Lập kế hoạch vốn, Giám sát mức độ đủ vốn, Rà soát quy trình và Báo cáo nội bộ và đáp ứng các yêu cầu của NHNN theo các quy định tại Thông tư 13.

Tới thời điểm hiện tại, mới có hai ngân hàng trong toàn hệ thống công bố hoàn thành triển khai thực hiện ICAAP.

Với việc hoàn thành triển khai ICAAP, các ngân hàng sẽ đạt được nhiều giá trị lợi ích nhất định như tạo lập mối quan hệ gắn kết giữa rủi ro và lợi nhuận, nâng cao khả năng dự báo và lập kế hoạch của ngân hàng cũng như hiệu quả giám sát cấp cao trong nội bộ, đồng thời tạo nền tảng để tiếp tục nâng cấp khi thực hiện các phương pháp đo lường theo các chuẩn tiên tiến, khẳng định sự lành mạnh về tài chính của mình.

Trong năm 2019, TPBank đã trích đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định, ngoài ra còn đã trích bổ sung dự phòng đủ để tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC với tổng số tiền trên 700 tỉ đồng.

Ngoài việc tuân thủ sớm theo đúng các quy đinh của Thông tư 41 và áp dụng ICAAP theo chuẩn Basel II, năm 2019, TPBank cũng đã đáp ứng những quy định mới của NHNN theo Thông tư 52 với mô hình đánh giá CAMELS (phương pháp đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và quản lý rủi ro của ngân hàng) và đủ điều kiện để được xếp hạng cao theo chuẩn mới này.

Với mục tiêu ngân hàng số, TPBank đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cho công nghệ. Tính đến cuối năm 2019, mạng lưới chi nhánh ngân hàng đã trải rộng khắp toàn quốc với tổng số điểm giao dịch đạt gần 300 điểm, trong đó ngân hàng tự động LiveBank đạt hơn 200 điểm.

Một điểm nhấn quan trọng về công nghệ số của TPBank trong năm 2019 là sự kiện ra mắt phiên bản eBank X. Đây là phiên bản được nâng cấp về công nghệ, giao diện và tính năng so với phiên bản internet banking trước đó: tốc độ xử lý nhanh hơn gấp nhiều lần, giao diện thân thiện, hiện đại và áp dụng nhiều công nghệ mới như AI, Marchine Learning, Big Data..., dễ dàng nâng cấp mà không cần dừng hệ thống.

Năm qua, TPBank cũng trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công chuyển tiền quốc tế qua blockchain, giúp giao dịch chuyển tiền quốc tế qua TPBank nhanh chóng hơn, thuận tiện và an toàn hơn trước.

Với sản phẩm thẻ, năm 2019, TPBank trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp thẻ tín dụng kim loại – một sản phẩm thẻ được thiết kế dành riêng cho giới khách hàng VIP với rất nhiều quyền năng xứng tầm, mang lại sự sang trọng và đẳng cấp cho người sở hữu.

Thu Hoài