TPB: Chi phí dự phòng cao hơn dự kiến khiến lợi nhuận ròng sụt giảm

Cập nhật: 12:24 | 28/01/2024 Theo dõi KTCK trên

Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT vừa công bố Báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) quý 4 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB). Theo VNDIRECT, lợi nhuận trước thuế Q4/23 giảm mạnh 66,9% so với cùng kỳ xuống còn 630 tỷ đồng (~25,7 triệu USD) do chi phí dự phòng cao hơn dự kiến...

Trong năm 2023, lợi nhuận ròng TPB giảm 28,7% so với cùng kỳ (svck) xuống còn 4.463 tỷ đồng (~181,9 triệu USD), hoàn thành 86,4% dự phóng của VNDIRECT.

VNDIRECT nhận thấy áp lực giảm giá mục tiêu hiện tại từ mức 19.700 đồng và sẽ cập nhật cụ thể hơn trong các báo cáo sau.

Tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động trong Q4/23 tăng tốc nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của TPB đạt 4.443 tỷ đồng (~181 triệu USD), tăng 21,3% svck, do thu nhập lãi thuần (NII) tăng 43,8% svck trong Q4/23. Dư nợ tín dụng tại cuối Q4/23 tăng 11,0% sv quý trước, dẫn đến dư nợ cả năm tăng trưởng 19,1% svck. Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ đến từ cho vay khách hàng, khi dư nợ cho vay tăng 14,1% so với quý trước trong Q4/23. Trong cả năm 2023, dư nợ cho vay tăng 27,5% svck. Trong khi đó, dư nợ từ trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh 43,7% svck, xuống còn 12.200 tỷ đồng.

NIM cải thiện 34 điểm cơ bản so với quý trước, đạt 3,9% vào cuối năm 2023, giảm 0,1 điểm % svck. Chi phí vốn tăng 1,5 điểm % svck lên 5,3%, trong khi lợi suất tài sản (AY) tăng 1,4 điểm % svck, đạt 9,0%. Tính đến hết năm 2023, TOI tăng 3,9% svck, đạt 16.234 tỷ đồng (661,8 triệu USD).

Lợi nhuận ròng giảm do chi phí dự phòng tăng cao

Mặc dù TOI tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận ròng trong Q4/23 của TPB giảm 67,5% svck, khiến cho lợi nhuận ròng cho cả năm 2023 giảm xuống 28,7% svck, đạt 4.463 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí dự phòng trong Q4/23 tăng mạnh, gấp hơn 17 lần svck, khiến chi phí dự phòng cho cả năm tăng lên 3.946 tỷ đồng (+114% svck). Ngoài ra, chi phí hoạt động cũng tăng 12,7% svck trong năm 2023, khi tỉ lệ chi phí/tổng thu nhập hoạt động (CIR) đạt 41% vào năm 2023 so với 38% vào năm 2022.

Cần theo dõi chất lượng tài sản

Tại cuối Q4/23, tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 2,05%, giảm 0,93 điểm % so với quý trước, nhưng vẫn cao so với mức 0,84% vào cuối năm 2022. Tỷ lệ NPL thấp hơn sv quý trước có thể do tỷ lệ xóa nợ xấu cao hơn là 3,6% trong Q4/23, cao hơn nhiều so với mức 2,6%/0,18% trong Q3/23 và Q2/23. Việc tăng cường dự phòng trong quý 4 khiến LLR đạt 63,7% vào cuối năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 135% vào cuối năm 2022, cho thấy chất lượng tài sản có thể còn suy giảm trong thời gian tới.

TPB: Chi phí dự phòng cao hơn dự kiến khiến lợi nhuận ròng sụt giảm

Xem chi tiết báo cáo tại đây!

Trang Nhi (t/h)

Tin liên quan