TP. HCM: Không có dự án nhà ở xã hội mới trong năm 2019

Cập nhật: 16:40 | 11/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong văn bản báo cáo về thị trường bất động sản TP. HCM năm 2019 công bố ngày 11/1, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã cho biết, thành phố không triển khai bất cứ dự án nhà ở xã hội nào trong năm 2019...

tp hcm khong co du an nha o xa hoi moi trong nam 2019

Thủ tục mua xe Honda SH 2020 trả góp mới nhất

tp hcm khong co du an nha o xa hoi moi trong nam 2019

Bảng giá xe Honda Air Blade 2020 mới nhất tháng 1/2019

tp hcm khong co du an nha o xa hoi moi trong nam 2019

Theo đó, trong giai đoạn khó khăn, hàng loạt dự án gặp khó về pháp lý, toàn thành phố chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại được UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương đầu tư. So với cùng kỳ năm ngoái giảm 12 dự án, tương đương mức giảm 92%.

Công trình nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư chỉ có 16 dự án, giảm đến 80%; có 47 dự án với 23.485 căn hộ chung cư "đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai", giảm 14,1% so với năm 2018.

Trong khi đó, số lượng căn hộ cao cấp chiếm áp đảo với tỉ lệ lên đến 67,1%; căn hộ trung cấp chiếm tỉ lệ 22,5% và căn hộ bình dân chỉ còn chiếm tỉ lệ 10,2%. Tuy nhiên, gần như 100% căn hộ trung cấp, căn hộ bình dân đều đã được tiêu thụ hết. Còn những dự án nhà ở cao cấp có tỉ lệ tiêu thụ chỉ đạt hơn 60%. Số lượng dự án nhà ở tập trung nhiều nhất tại quận 9, tiếp nối là quận 7, quận 2.

Đặc biệt, năm 2019, không có dự án nhà ở xã hội nào được triển khai mà chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội cũ với 2.281 căn hộ đã hoàn thành xây dựng.

Trước đó cuối tháng 12/2019, Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM đã vừa cho biết, công tác phát triển, xây dựng loại hình nhà ở xã hội tại địa bàn trong thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Có những khó khăn xuất phát từ nguồn vốn, chủ đầu tư và cả những khó khăn từ cơ chế.

Theo ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Ngiên cứu phát triển TP. HCM, thông qua công tác nghiên cứu, tọa đàm về phát triển loại hình nhà ở xã hội trên địa bàn do Viện tổ chức, thấy rằng, nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thời gian qua là khá lớn.

Những người có nhu cầu thường là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên các đơn vị công an và quân đội; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở; hộ người có công với cách mạng; hộ thu nhập nghèo và cận nghèo…

Tuy nhiên, công tác đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội đang gặp nhiều khó khăn khiến việc phát triển loại hình này không được như mong đợi. Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội không khác dự án nhà ở thương mại, thậm chí chủ đầu tư phải chịu thêm một số thủ tục khác như thẩm định giá, xác nhận đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội…

Trong khi đó, cả hai loại hình dự án này đang gặp nhiều khó khăn trong các thủ tục về tài chính và đất đai. Một số dự án nhà ở xã hội triển khai rất vất vả, kéo dài, thậm chí không thực hiện được do còn một phần đất dự án không thỏa thuận được giá bồi thường, hỗ trợ với người dân, vướng đất do Nhà nước quản lý (bờ bao, mương nước, đường đi...).

Thêm nữa, các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10 ha, tuy đã xác định quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội, nhưng một số chủ đầu tư ưu tiên đầu tư xây dựng trước nhà ở thương mại mà không đầu tư nhà ở xã hội. Hiện không có quy định chế tài xử lý sai phạm trên. Sở Xây dựng đã đề xuất hoàn tiền quỹ đất này cho chủ đầu tư, sau đó tổ chức đấu thầu; tuy nhiên, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn từ Sở Tài chính.

Một khó khăn khác là thiếu vốn đầu tư nhà ở xã hội. Trong khi đó, nguồn vốn thu từ điều tiết 20% nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp bằng tiền với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 10 ha chưa được phân bố lại để đầu tư nhà ở xã hội.

Theo quy định, tiền sử dụng đất do chủ đầu tư nộp ban đầu sẽ được trích lại 20% dành cho nhà ở xã hội nhưng lại hòa chung vào ngân sách, không thể tách riêng. Sở Xây dựng và Sở Tài chính đều có văn bản đề nghị hướng dẫn của Bộ Xây dựng nhưng chưa được trả lời.

Chi phí bồi thường theo quy định không được tính vào giá bán nhà ở xã hội, gây thiệt hại về tài chính cho chủ đầu tư, không đảm bảo mức tối đa lợi nhuận 10% cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Khi chủ đầu tư thế chấp dự án nhà ở xã hội để vay tiền ngân hàng, người mua không thể vay tiền ngân hàng bằng thế chấp chính căn nhà muốn mua. Đồng thời, người mua nhà ở xã hội thường không có thế chấp nào khác nên họ không thể tiếp cận được các khoản vay.

tp hcm khong co du an nha o xa hoi moi trong nam 2019 "Bài toán" nhà ở cho người lao động: Bao năm cung ít cầu nhiều

TBCKVN - Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 ...

tp hcm khong co du an nha o xa hoi moi trong nam 2019 Bản tin bất động sản chiều ngày 02/01: 80 trường hợp sai phạm nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

TBCKVN - Bản tin bất động sản chiều ngày 02/01/2020 có những nội dung đáng chú ý sau: Nhìn lại 5 vụ lừa đảo bán ...

tp hcm khong co du an nha o xa hoi moi trong nam 2019 Bản tin bất động sản sáng ngày 28/12: Hà Nội chưa kiểm tra việc bán nhà ở xã hội cho người giàu

TBCKVN - Bản tin bất động sản sáng ngày 28/12 có những nội dung đáng chú ý sau: Hơn 13.000 trường hợp vi phạm pháp luật ...

Hữu Dũng

Tin cũ hơn
Xem thêm