Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy Sĩ

Cập nhật: 10:43 | 16/01/2024 Theo dõi KTCK trên

Chuyến công tác lần này của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện đa phương và song phương...

Rạng sáng 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024, theo lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy Sĩ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời sân bay Nội Bài lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ

WEF là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. WEF thường mời Việt Nam tham dự các hội nghị thường niên tại Davos và các hội nghị của WEF về Đông Á.

Hội nghị WEF Davos 2024 diễn ra ngày 15-19/1 với chủ đề "Tái thiết lòng tin", tập trung 4 nhóm vấn đề gồm thúc đẩy an ninh và hợp tác cùng có lợi trong một thế giới phân mảnh, tạo động lực tăng trưởng và việc làm trong kỷ nguyên mới, chiến lược dài hạn đối với khí hậu, tự nhiên và năng lượng, trí tuệ nhân tạo - động lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Đây là hội nghị có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch Covid-19 với hơn 2.600 đại biểu tham dự, trong đó có lãnh đạo của gần 70 nước, đại diện hoàng gia và tổ chức quốc tế, mức tham dự cao hơn cả trước thời kỳ đại dịch Covid-19.

Việt Nam và Hungary có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với lịch sử hơn 70 năm. Năm 2018, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện, đưa Hungary trở thành Đối tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Hungary là nước cấp nguồn viện trợ phát triển (ODA) lớn nhất cho Việt Nam trong Trung Đông Âu, với 440 triệu euro kể từ năm 2017.

Việt Nam và Romania thiết lập quan hệ năm 1950. Lãnh đạo Romania luôn khẳng định Việt Nam là đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á. Romania là nước EU đầu tiên hỗ trợ Việt Nam 300.000 liều vaccine để đối phó COVID-19. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt hơn 400 triệu USD, tăng 15% so với năm 2021.

Bên cạnh đó, chuyến thăm Hungary và Romania của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhằm kết nối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông Âu và giữa hai nước với ASEAN, phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề toàn cầu nhằm đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng thăm Romania: Cột mốc quan trọng trong hợp tác giữa hai nước

Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và ...

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp chăm lo đời sống cho người dân dịp Tết Nguyên đán

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về việc chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội ...

Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý 18 nhóm nội dung tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại phiên họp của Quốc hội sáng ngày 15/1, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ ...

PV