Thủ tướng đồng ý bổ sung dự án nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận

Cập nhật: 16:08 | 10/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý đầu tư bổ sung dự án nhà máy điện mặt trời quy mô công suất 450 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 điều chỉnh.

thu tuong dong y bo sung du an nha may dien mat troi tai ninh thuan

Bảng giá xe SH Mode mới nhất ngày 10/1

thu tuong dong y bo sung du an nha may dien mat troi tai ninh thuan

Xe ga Honda tăng giá mạnh, Honda SH đội giá khủng vẫn đắt hàng

Thủ tướng Chính phủ cũng giao UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà máy điện mặt trời nêu trên, kết hợp với đầu tư trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch.

thu tuong dong y bo sung du an nha may dien mat troi tai ninh thuan
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Điều đáng chú ý là Dự án điện mặt trời được nhắc tới ở đây đã từng được Bộ Công thương trình lên Chính phủ cho bổ sung quy hoạch điện với tên gọi Dự án Nhà máy điện Trung Nam do Công ty Trung Nam đầu tư đề xuất ngoài Nhà máy điện mặt trời 450 MW, còn xây dựng các trạm biến áp 35/220/500 kV với quy mô công suất 3 x 900 MVA.

Giai đoạn năm 2020 lắp trước 2 máy biến áp (MBA) 900 MVA vận hành đồng bộ với nhà máy. Đầu tư đường dây 500 kV mạch kép dài 15,5 km để đấu nối về trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân của ngành điện; xây dựng 4 mạch đường dây 220 kV dài khoảng 1 km từ trạm biến áp của Nhà máy tới các trục đường dây truyền tải quốc gia…

Tổng mức đầu tư dự án là 11.814 tỷ đồng, trong đó Nhà máy điện mặt trời là 9.493 tỷ đồng; trạm biến áp và các đường dây đấu nối là 2.321 tỷ đồng. Nhà đầu tư dự tính vốn tự có là 30%, vốn vay là 70%.

Trong đề nghị của tỉnh Ninh Thuận về bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam vào Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia nêu rõ, Công ty Trung Nam cam kết, nguồn vốn thực hiện Dự án do chủ đầu tư tự thu xếp, không sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước; trạm biến áp 500 kV và các đường dây đấu nối sẽ đi vào vận hành trong năm 2020.

Sau khi hoàn thành, chủ đầu tư sẽ bàn giao hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải cho EVN quản lý, không yêu cầu hoàn trả kinh phí đầu tư. Trong trường hợp EVN không tiếp nhận bàn giao, chủ đầu tư sẽ tiếp tục quản lý, vận hành hệ thống theo cơ chế thống nhất với EVN và EVNNPT.

Chủ đầu tư cũng cam kết cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn huyện Thuận Nam tham gia đấu nối, giải tỏa công suất theo yêu cầu của UBND tỉnh Ninh Thuận.

Riêng với tỉnh Ninh Thuận, dù có Nghị quyết 115/2018/NQ-CP về thực hiện một số cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ địa phương trong đó có cho phép kéo dài thời gian hưởng ưu đãi giá bán điện 9,35 UScent/kWh tới hết năm 2020, song lại giới hạn ở mức công suất không vượt quá 2.000 MW.

thu tuong dong y bo sung du an nha may dien mat troi tai ninh thuan Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 36 ngày.

TBCKVN - Vào lúc 02 giờ 30 phút ngày 25/11/2019, sản lượng điện thương mại năm 2019 của Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 (PV Power ...

thu tuong dong y bo sung du an nha may dien mat troi tai ninh thuan Thủ tướng: Duyệt đầu tư 2 dự án điện khí hơn 36.000 tỷ tại Quảng Ngãi

TBCKVN - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án nhà máy điện khí Dung Quất hơn 36.000 tỷ đồng ...

thu tuong dong y bo sung du an nha may dien mat troi tai ninh thuan Doanh nghiệp Đức muốn xây nhà máy điện 1,8 tỷ USD tại Vũng Áng, Hà Tĩnh

TBCKVN - Công ty Điện khí Siemens (CHLB Đức) vừa đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh ý tưởng khảo sát đầu tư dự án nhà ...

Quốc Trung