Thủ tục chỉ định thầu thông thường đối với gói dịch vụ tư vấn

Cập nhật: 07:43 | 16/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Độc giả hỏi: Gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán có giá trị bé hơn 100 triệu thi thủ tục chỉ định thầu thế nào? Có phải lập Hồ sơ yêu cầu đánh giá hồ sơ đề xuất hay không? 

thu tuc chi dinh thau thong thuong doi voi goi dich vu tu van

Kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu

thu tuc chi dinh thau thong thuong doi voi goi dich vu tu van

Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước có phải áp dụng theo Luật đấu thầu?

thu tuc chi dinh thau thong thuong doi voi goi dich vu tu van

Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu dưới 100 triệu đồng

thu tuc chi dinh thau thong thuong doi voi goi dich vu tu van
Ảnh minh họa

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Căn cứ vào Luật đấu thầu 2013;

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

2. Nội dung phân tích:

Theo quy định của Luật đấu thầu thì dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

Bên cạnh đó, Điều 22 Luật đấu thầu 2013 quy định về chỉ định thầu. Theo đó, một trong những trường hợp được áp dụng chỉ định thấu đối với nhà thầu là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ.

Theo thông tin mà bạn trình bày và đối chiếu với quy định trên thì gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán có giá trị bé hơn 100 triệu có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu nếu thuộc một trong các trường hợp điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013. Đối với quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo 38 Luật đấu thầu 2013 và Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Vì bạn không nêu rõ trường hợp gói thầu của bạn cụ thể như thế nào nên bạn có thể tham khảo quy định sau về chỉ định thầu để xem xét. Cụ thể:

- Thứ nhất: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Trong giai đoạn này có hai bước phải thực hiện. Đầu tiên, bên mời thầu phải lập hồ sơ yêu cầu. Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Sau đó, hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

- Thứ hai: Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định. Các nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

- Thứ ba: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

+ Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

+ Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

+ Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ - CP

- Cuối cùng, Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Như vậy, trong trường hợp này bên mời thầu vẫn phải lập Hồ sơ yêu cầu để đánh giá hồ sơ đề xuất.

Linh Linh