Hàng hóa - Giá cả

Thứ có vỏ vùi mình dưới cát đang giúp nông dân miền Tây "đổi đời", quý đầu năm thu về hơn nghìn tỷ

Uyên Chi 21/05/2025 09:13

Loài vật này hút hàng nghìn tỷ, được Trung Quốc và Hồng Kông tranh nhau mua, thay đổi cuộc sống người nông dân.

Trong quý I/2025, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng bùng nổ với tổng kim ngạch đạt hơn 63 triệu USD, tăng 109% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, Trung Quốc và Hồng Kông đã bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu, với tổng giá trị hơn 23 triệu USD, tăng gần 2.000% chỉ trong vòng một năm.

anh1.jpeg

So với quý I/2024, khi thị trường này chỉ chiếm 4% tổng xuất khẩu nhuyễn thể, thì đến đầu năm 2025, Trung Quốc và Hồng Kông đã chiếm tới 37% thị phần – vượt xa cả EU (18 triệu USD) và Hoa Kỳ (hơn 6 triệu USD). Đây là một bước ngoặt lớn trong bức tranh thương mại của ngành nhuyễn thể Việt Nam.

Trong bối cảnh EU – thị trường truyền thống đang dần giảm tỷ trọng vì các quy định khắt khe hơn, chi phí vận hành cao và cạnh tranh gia tăng thì Trung Quốc nổi lên như một thị trường chiến lược mới. Không chỉ có quy mô tiêu thụ lớn, thị trường này còn có quy chuẩn linh hoạt, hệ thống phân phối rộng từ siêu thị hiện đại đến chợ đầu mối truyền thống giúp doanh nghiệp Việt dễ thích nghi và tiếp cận hơn.

Cụ thể, Trung Quốc hiện nhập khẩu mạnh các dòng sản phẩm ốc hương, nghêu và sò điệp. Trong đó ốc hương sống chiếm ưu thế với kim ngạch gần 16 triệu USD, Nghêu sống đạt gần 5 triệu USD, Sò điệp đông lạnh khoảng 3 triệu USD.

Cơ cấu nhập khẩu này cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưu tiên sản phẩm tươi sống và đông lạnh cao cấp, đồng thời có xu hướng tiêu dùng thay đổi theo mùa vụ, dịp lễ hội và ẩm thực địa phương. Đây là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào chuỗi cung ứng lạnh, sản phẩm tươi – sống – đông lạnh sơ chế nhằm nâng cao giá trị và độ cạnh tranh. các loại ốc hương, nghêu và điệp. Trong đó, ốc hương sống chiếm áp đảo với gần 16 triệu USD, tiếp theo là nghêu sống gần 5 triệu USD và điệp đông lạnh gần 3 triệu USD.

anh2.jpg

Cơ cấu nhập khẩu này cho thấy rõ xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm tươi sống và đông lạnh chất lượng cao, một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nhuyễn thể của Việt Nam.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi nghêu lớn nhất cả nước, tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau. Trong đó, Bến Tre được coi là “thủ phủ” với diện tích vùng triều gần 20.000 ha, chủ yếu nuôi nghêu theo mô hình bán tự nhiên.

Sự kết hợp giữa địa hình bãi triều, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào và thủy triều ổn định đã giúp các tỉnh miền Tây xây dựng được mô hình nuôi nghêu bền vững, thân thiện với môi trường, giảm chi phí đầu vào và tăng sức cạnh tranh xuất khẩu.

Nhiều hợp tác xã và doanh nghiệp trong vùng đã được cấp chứng nhận MSC – Marine Stewardship Council, tiêu chuẩn quốc tế uy tín về khai thác và nuôi trồng thủy sản bền vững.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Thứ có vỏ vùi mình dưới cát đang giúp nông dân miền Tây "đổi đời", quý đầu năm thu về hơn nghìn tỷ
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO