Thông tư 22 được đánh giá sẽ ảnh hưởng nhất định tới hoạt động các ngân hàng?

Cập nhật: 16:31 | 27/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Với các qui định quan trọng về mức trần tỉ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn và tăng hệ số rủi ro cho vay bất động sản tiêu dùng, thông tư 22 được đánh giá sẽ ảnh hưởng nhất định tới hoạt động các ngân hàng.

thong tu 22 duoc danh gia se anh huong nhat dinh toi hoat dong cac ngan hang

NHNN tăng bơm ròng hỗ trợ nguồn khi lãi suất VND liên ngân hàng tăng mạnh

thong tu 22 duoc danh gia se anh huong nhat dinh toi hoat dong cac ngan hang

NHNN đề xuất phương án phong tỏa tài khoản khi chuyển tiền nhầm

thong tu 22 duoc danh gia se anh huong nhat dinh toi hoat dong cac ngan hang

Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22 thay thế Thông tư 36/2014 (và các thông tư sửa đổi liên quan), qui định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng. Thông tư này được đánh giá là một quyết định quan trọng trong việc điều hành hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Theo Thông tư số 22/2019 mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống 30% được trải dài trong 3 năm, dài hơn so với kì vọng ban đầu của thị trường (1 - 2 năm).

Cụ thể, từ 1/1/2020 đến 30/9/2020 tỉ lệ này được giảm về 40%; từ 1/10/2020 đến 30/9/2021 về 37%; từ 1/10/2021 - 30/9/2022 về 34% và kể từ 1/10/2022 về 30%.

thong tu 22 duoc danh gia se anh huong nhat dinh toi hoat dong cac ngan hang
Ảnh minh họa

Nhận định về quyết định này của NHNN, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng: "Việc kéo giãn thời gian dài hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực thi mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động các kì hạn trung và dài hạn tại các ngân hàng nhỏ vốn thường gặp khó khăn về thanh khoản".

Bên cạnh việc giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN còn tăng hệ số rủi ro kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Đối với các khoản phải đòi khác có giá trị từ 4 tỉ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.

Qua thông tư trên, BVSC cho rằng định hướng chung của NHNN vẫn là hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, nâng cao an toàn chung của hệ thống chứ không vì xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế mà phát triển tín dụng ồ ạt cho tất cả các lĩnh vực.

CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) đã phân tích rõ tác động của những thay đổi này tới hoạt động của các ngân hàng.

Thông tư 22 điều chỉnh hệ số rủi ro trong cách tính hệ số an toàn vốn (CAR) áp dụng cho các ngân hàng chưa đáp ứng được tỉ lệ này theo Thông tư 41 (chuẩn Basel II). Thời hạn mới áp dụng Thông tư 41 cho tất cả các ngân hàng đã được lùi lại đến ngày 1/1/2023.

Trước đây, nhiều khoản vay được phân loại là sử dụng cho mục đích mua và sửa chữa nhà để bán và cho thuê, mà bản chất là nợ cho vay kinh doanh bất động sản (với hệ số rủi ro 200% theo Thông tư 36 hiện hành). Theo NHNN, phương pháp phân loại này làm sai lệch mức độ rủi ro tín dụng nói chung, trong khi âm thầm làm lệch hướng chính sách do NHNN qui định.

Các chuyên gia SSI Research cho rằng Thông tư 22 sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay mua nhà tại các ngân hàng niêm yết này do tỉ lệ CAR theo Basel II của nhiều ngân hàng niêm yết cao hơn mức yêu cầu tối thiểu là 8% (tính đến tháng 9).

Đồng thời, một số ngân hàng niêm yết có vốn tự có lớn như Techcombank có thể giành nhiều thị phần cho vay mua nhà từ các ngân hàng vốn cấp 3 yếu hơn trong những năm tới.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng thực điều chỉnh mức tối đa của tỉ lệ huy động/cho vay (LDR), là 85% đối với ngân hàng quốc doanh và TMCP. Thời gian thực hiện chuyển tiếp là 2 năm (trước ngày 1/1/2022).

Theo SSI Research, hầu hết ngân hàng niêm yết đều có tỉ lệ LDR (theo Thông tư 36) dưới 80%, không bao gồm BIDV với 86% tính đến tháng 9/2019.

Qui định mới nâng mức trần từ 80% trước đó lên 85% cho tất cả các ngân hàng, điều này sẽ có lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Đối với các ngân hàng quốc doanh, chuyên gia của ước tính BIDV sẽ giảm tỉ lệ này xuống dưới 85% nhờ nguồn vốn mới tăng vào năm 2020.

Hoài Sơn