Thị trường thẻ và tỷ lệ CASA của Vietcombank, Techcombank đạt mức ấn tượng

Cập nhật: 09:12 | 31/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Vietcombank và MBBank là 2 ngân hàng đã quá quen thuộc khi nói đến việc có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất trong hệ thống. Nhưng trong 3 năm gần đây, có thêm một ngân hàng khác là Techcombank cũng ngày càng tận dụng được nguồn vốn giá rẻ này, thậm chí tăng trưởng rất nhanh.

thi truong the va ty le casa cua vietcombank techcombank dat muc an tuong

Thanh toán, chi tiêu qua thẻ ngày càng sôi động

thi truong the va ty le casa cua vietcombank techcombank dat muc an tuong

Sẽ phòng chống được tham nhũng, rửa tiền qua thanh toán thẻ?

thi truong the va ty le casa cua vietcombank techcombank dat muc an tuong

Mikron muốn tham gia thị trường thẻ thông minh tại Việt Nam

Cả 3 ngân hàng Vietcombank, MBBank, Techcombank đều đang có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng ở quanh mức 30%, cao hơn hẳn so với những nhà băng còn lại trong hệ thống. Chẳng hạn, những ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank, ACB, Sacombank,…cũng chỉ quanh mức 15%.

Trong tài liệu cho nhà đầu tư mới đây, Vietcombank cho biết, xét cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, tỷ lệ CASA của ngân hàng này duy trì ở mức 28% vào cuối quý 2/2019 là mức cao của hệ thống. Trước đó, cuối quý 1/2019, tỷ lệ này ở mức 30%.

Cuối tháng 6, tiền gửi không kỳ hạn tại nhà băng này là hơn 239.000 tỷ, ngoài ra, tiền gửi vốn chuyên dùng đạt gần 26.000 tỷ. Theo đó, xét về giá trị tuyệt đối, số tiền gửi không kỳ hạn của nhà băng này vẫn lớn nhất trong hệ thống.

Trong khi đó, MBBank cho biết cuối quý 2, tỷ lệ CASA của nhà băng này là 33%, giảm nhẹ so với mức 33,9% hồi cuối quý 1/2019. Mức tỷ lệ CASA của MBBank hiện nay cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Từ năm 2014-2018, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của MBBank phổ biến ở mức 40%, cao nhất lên tới 42% vào cuối năm 2018.

Cuối tháng 6/2019, tiền gửi không kỳ hạn tại MB là hơn 66.600 tỷ, tiền gửi vốn chuyên dùng là hơn 4.000 tỷ, tiền gửi ký quỹ là hơn 14.800 tỷ; đều có xu hướng giảm so với hồi đầu năm.

Mặc dù vẫn giữ được tỷ lệ CASA ở mức cao, tuy nhiên tại Vietcombank và MB đang có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian gần đây, phần vì vấp phải sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác. Trong khi đó, tại Techcombank, tỷ lệ CASA không ngừng tăng mạnh. Theo nhà băng này, tăng trưởng CASA từ đầu năm 2018 tăng hơn 6 lần so với mức trung bình ngành tại Việt Nam.

Theo công bố của Techcombank này, tỷ lệ CASA cuối quý 2/2019 của nhà băng này là 30,4%. Trước đó, tỷ lệ này các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 22,7%, 24,1% và 28,7%. Cuối tháng 6, tiền gửi không kỳ hạn tại Techcombank là hơn 63.700 tỷ, tiền gửi ký quỹ đạt hơn 3.000 tỷ.

thi truong the va ty le casa cua vietcombank techcombank dat muc an tuong
Ảnh minh họa

Cả Vietcombank, MBBank và Techcombank đều có chiến lược tiếp tục tập trung nguồn tiền gửi không kỳ hạn để tiết kiệm chi phí huy động bởi lãi suất loại tiền gửi này rất thấp, tại Vietcombank là 0,1%/năm, MBBank là 0,3%/năm, Techcombank là 0,3%/năm. Điều này lại càng quan trọng trong bối cảnh chi phí vốn đang là áp lực với nhiều ngân hàng khi mặt bằng lãi suất tiền gửi được đẩy lên cao. Việc có được nguồn tiền "giá rẻ" lớn giúp 3 ngân hàng này cũng không bị áp lực chạy đua lãi suất để thu hút tiền gửi tiết kiệm.

Thị phần của Vietcombank trên thị trường thẻ và dịch vụ thanh toán lớn như thế nào?

Theo số liệu của Vietcombank, cuối năm 2018, nhà băng này tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ và thanh toán. Trong đó, ngân hàng có thị phần 13% trong số lượng thẻ quốc tế được phát hành tại Việt Nam, đồng thời Vietcombank chiếm 19% thị phần số lượng thẻ ghi nợ nội địa.

Lượng thẻ nội địa do Vietcombank phát hành đến cuối năm 2018 là 13,5 triệu thẻ; số thẻ quốc tế là 1,278 triệu thẻ. Lượng người dùng e-banking của nhà băng này cũng tăng "vùn vụt". Trong đó, số người dùng dịch vụ SMS Banking cuối năm 2018 là 10,56 triệu người, số người dùng dịch vụ Online Banking (bao gồm Internet Banking và Mobile Banking) là hơn 6,16 triệu người.

Năm 2018, khối lượng thanh toán thẻ của Vietcombank là 114,2 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Chi tiêu thẻ quốc tế là 38,6 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2017.

Vietcombank chiếm lĩnh và áp đảo thị phần thẻ và thanh toán trên thị trường là việc dễ thấy từ cách đây nhiều năm và chưa cần đến các con số mà bằng trực quan cũng có thể nhìn thấy.

Nhìn lại lịch sử, Vietcombank là ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên đại Việt Nam (từ năm 1993). Những chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam cũng là do Vietcombank và ACB phát hành vào những năm 1996. Vietcombank cũng là ngân hàng có nhiều đối tác phát hành thẻ bậc nhất, bao gồm Visa, Master, JCB, Diner’s Club, China Union Pay, American Express.

Sự trỗi dậy và dẫn đầu của một số ngân hàng tư nhân

Theo lãnh đạo ngân hàng Techcombank, nhà băng này đã cung cấp nhiều con số cho thấy sự tăng trưởng ngoạn mục trong lĩnh vực thanh toán. Techcombank tự hào việc đang trở thành ngân hàng giao dịch chính của khách hàng bán lẻ khi vươn lên vị trí số 1 về mobile payments (thanh toán điện thoại). Tính đến cuối tháng 6/2019, ngân hàng này chiếm tới 33% thị phần về mobile banking.

Techcombank cũng đang đứng số 1, chiếm tới 20% thị phần khối lượng thanh toán thẻ Visa tại Việt Nam, cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, tăng trưởng 96% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng thẻ ghi nợ Visa của Techcombank cuối quý 2/2019 là 619 nghìn thẻ, tăng 28% so với cùng kỳ. Tổng giá trị giao dịch ghi nợ Visa nửa đầu năm 2019 đạt 23 nghìn tỷ đồng.

Về thẻ tín dụng Visa, số lượng thẻ cuối quý 2/2019 của Techcombank là 223 nghìn thẻ, tăng 43% so với cùng kỳ. Tổng giá trị giao dịch đạt 13 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm.

Số lượng khách hàng e-banking cuối quý 2/2019 của Techcombank là hơn 2 triệu người, tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm trong năm 2018. Tổng giá trị giao dịch e-banking 6 tháng đầu năm là hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng tới hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Techcombank cho rằng, giải pháp số hóa cùng các chương trình Zero fee và 1% cash back của nhà băng này đã có tác động mạnh mẽ tới số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng CASA ở mảng bán lẻ.

Hoài Dương