Thị trường chứng khoán ngày 4/5: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 07:25 | 04/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - USD tăng phiên đầu tuần; Kỳ vọng vàng tăng trong tuần mới; Giá dầu sụt giảm mạnh; Khối ngoại bán ròng hơn 6.800 tỷ đồng trong tháng 4/2020; Một lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu HBC;… là những thông tin chính được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý bạn đọc trước giờ giao dịch ngày 04/05.

USD tăng phiên đầu tuần: Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 99,097 tăng 0,07%. Chỉ số đồng USD vẫn đang giao dịch gần sát ngưỡng 100 điểm, mức cao nhất trong vòng ít nhất 3 năm trở lại đây. USD mạnh vì nền kinh tế Mỹ và vì mọi người muốn giữ và sự an toàn của nó.

Kỳ vọng vàng tăng trong tuần mới: Tính đến đầu giờ sáng ngày 4/5, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.696,86 USD/Ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 6/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.705 USD/Ounce, tăng 4,3 USD trong phiên. Giá vàng hôm nay cao hơn khoảng 201 USD/Ounce so với đầu năm 2020. Quy theo giá USD ngân hàng, vàng thế giới hiện có giá 47,38 triệu đồng/lượng. Chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới hiện đang thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 1,12 triệu đồng/lượng.

Giá dầu sụt giảm mạnh: Đến đầu giờ sáng ngày 4/5, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2020 đứng ở mức 21,39 USD/thùng, giảm 0,90 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2020 đứng ở mức 25,88 USD/thùng, giảm 0,56 USD/thùng trong phiên. Giá dầu ngày 4/5 giảm mạnh sau khi thị trường ghi nhận dữ liệu không mấy lạc quan về hoạt động khai thác dầu khí tại Mỹ.

thi truong chung khoan ngay 45 thong tin truoc gio mo cua
Hình minh họa

Khối ngoại bán ròng hơn 6.800 tỷ đồng trong tháng 4/2020: Mặc dù thị trường hồi phục trở lại sau khi bị bán tháo ở tháng 2 và tháng 3 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng hơn 6.800 tỷ đồng, tương ứng khối lượng khoảng 330 triệu cổ phiếu. Trong đó, dòng vốn ngoại mua vào 352 triệu đơn vị, trị giá 9.325 tỷ đồng trong khi bán ra 681,5 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 16.135 tỷ đồng. Xem chi tiết tại đây

Ông Đặng Văn Thành vừa chi hơn trăm tỷ mua gần 10 triệu cổ phiếu SBT: Ông Đặng Văn Thành vừa công bố thông tin mua vào 9,997 triệu cổ phiếu SBT của Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa trên tổng số 10 triệu cp đăng kí. Lí do không mua thiếu 3.000 cổ phần là giao dịch theo hình thức khớp lệnh, nên có một số lệnh không đạt được giá kì vọng trên thị trường. Giao dịch của ông Đặng Văn Thành được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 30/3 đến ngày 28/4. Sau giao dịch, ông Thành sở hữu gần 10 triệu cổ phiếu SBT, tương đương 1,64% vốn điều lệ của công ty.

Một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng vì thao túng giá cổ phiếu DTL: UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thanh Loan với số tiền 550 triệu đồng vì sử dụng 5 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu DTL của Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc. Cũng theo UBCKNN, căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thanh Loan. Xem chi tiết tại đây

Một lãnh đạo bị bán giải chấp cổ phiếu HBC: Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) vừa thông báo ông Lê Quốc Duy, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc đã bị bán giải chấp 830.000 cổ phiếu vào ngày 30/3 theo hình thức khớp lệnh. Sau giao dịch, vị lãnh đạo này còn sở hữu 61.103 cổ phiếu. Đây cũng là phiên giao dịch mà cổ phiếu HBC giảm sàn về mức 6.180 đồng/cp. Tạm tính theo đó, số cổ phiếu bị bán giải chấp trên có giá trị hơn 5 tỷ đồng.

Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp dời hoạt động sản xuất sang ASEAN: Nhật Bản sẽ khởi động một chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở nước ngoài tới Đông Nam Á, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm rối loạn đáng kể chuỗi cung ứng của những công ty này, vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Chương trình trên trị giá 23,5 tỷ yen (220 triệu USD), được tích hợp vào gói kích thích kinh tế khẩn cấp của Chính phủ Nhật Bản nhằm giảm bớt đà đi xuống của nền kinh tế do COVID-19, sẽ giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng việc hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ngày 5/5, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 vào ngày 5/5, tại Hà Nội. Đây là sự kiện được trông đợi trong năm với những chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố trong cả nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Giải ngân vốn đầu tư công tăng 12,9%, gỡ khó cho nền kinh tế: Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng Tư giảm mạnh: Tổng cục Thống kê cho biết, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, trong tháng Tư, cả nước có 7.885 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 93,9 nghìn tỷ đồng, giảm 46,9% về số doanh nghiệp và giảm 43,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp có mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua: Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2020 ước tính giảm 13,3% so với tháng trước và giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành khai khoáng giảm 10,7%; ngành chế biến, chế tạo giảm 11,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 6,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2%. Tính chung 4 tháng đầu năm, IIP ước tính tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,6%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,8%.

thi truong chung khoan ngay 45 thong tin truoc gio mo cua Nhận định chứng khoán ngày 4/5: Biến động trong biên độ hẹp

KTCKVN - Phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ diễn ra khá thận trọng khiến thị trường giằng co mạnh. Mặc dù vậy, lực cầu ...

thi truong chung khoan ngay 45 thong tin truoc gio mo cua Tháng 4/2020: Khối ngoại bán ròng hơn 6.800 tỷ đồng

KTCKVN - Mặc dù thị trường hồi phục trở lại sau khi bị bán tháo ở tháng 2 và tháng 3 do ảnh hưởng của ...

thi truong chung khoan ngay 45 thong tin truoc gio mo cua Nhận định chứng khoán tuần từ 04-08/5: Giằng co trong những phiên đầu tuần

KTCKVN - Kết thúc tuần giao dịch từ 27-29/4, thị trường đã điều chỉnh nhẹ với các cổ phiếu trụ cột có phần suy yếu ...

Tân An