Thị trường bất động sản liên tục đón sóng M&A

Cập nhật: 07:48 | 07/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo thống kê tại lĩnh vực bất động sản, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các thương vụ mua bán - sáp nhập M&A sẽ diễn ra nhộn nhịp ở các dự án nhà ở, nở rộ việc mua bán sáp nhập quỹ đất ở các thành phố lớn như TP. HCM và Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận có sự phát triển mạnh về đô thị xung quanh hai đô thị đặc biệt này.

4752-mua-ba
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Với Nam Long (NLG), mỗi năm doanh nghiệp này chi đều đặn khoảng 2.000 tỷ đồng để M&A các dự án, gia tăng quỹ đất. Mới đây nhất, đơn vị này đã thâu tóm dự án Waterfront Đồng Nai từ Keppel Land và đổi tên thành Izumi City.

Tương tự, An Gia (AGG) cũng đã mua 3 ha đất tại Bình Dương để phát triển dự án quy mô khoảng 3.000 sản phẩm và đang trong quá trình hoàn tất đàm phán tiếp tục mua thêm 30 - 50 ha quỹ đất thấp tầng;

Một doanh nghiệp khác là Phát Đạt (PDR) cũng vừa mua xong 4,5 ha tại Bình Dương,…

Ông lớn Novaland cũng không ngừng chi hàng chục nghìn tỷ đồng cho hoạt động M&A quỹ đất trong năm qua. Tính đến cuối năm 2020 đơn vị này đã nắm trong tay quỹ đất khổng lồ lên tới khoảng 5.000 ha. Tiết lộ tại một sự kiện M&A năm ngoái, đại diện Novaland từng cho biết vừa chi gần 1 tỷ USD để thâu tóm một số quỹ đất Đồng Nai đồng thời trong năm 2020 Tập đoàn cũng thu về từ việc chuyển nhượng dự án/ chuyển nhượng cổ phần các công ty sở hữu dự án hàng chục ngàn tỷ đồng.

Không chỉ bất động sản nhà ở, du lịch mà bất động sản công nghiệp gần đây cũng "dậy sóng" với các thương vụ M&A lớn.

Theo Savills, các dự án lớn nhất trong tháng 5/2021 đến từ nhóm doanh nghiệp Hồng Kông và Singapore đầu tư vào các tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang.

Có thể kể tới thương vụ Boustead Projects mua lại 49% cổ phần trong CTCP Phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh tại khu công nghiệp (KCN) Yên Phong với giá khoảng 6,9 triệu USD hay ESR Cayman Limited - nền tảng bất động sản hậu cần lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và CTCP Phát triển Công nghiệp BW (BW) cũng đã công bố hợp tác thành lập liên doanh mới với mục tiêu sở hữu và cùng phát triển 240.000 m2 tại KCN Mỹ Phước 4 gần TP.HCM; CTCP Công nghiệp KCN Việt Nam đã mua lại quỹ đất rộng 250 ha với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.

Theo nhận định của giới chuyên gia, hiệu suất sinh lời cao, tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam còn non trẻ và đang phát triển đã hấp dẫn các nhà đầu tư trong vào ngoài nước tham gia lĩnh vực bất động sản. Dù nhiều thương vụ vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và rà soát pháp lý nhưng đây vẫn được xem là yếu tố tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam.

Kinh Bắc City (KBC) đồn dập huy động vốn từ trái phiếu

Kinh Bắc City tiếp tục chào bán 1.500 tỷ đồng trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động của các công ty con nhằm ...

Phiên chiều 3/6/2021: VN-Index tăng 23 điểm, kháng cự nào đủ mạnh lúc này?

Phiên giao dịch chiều 3/6/2021 diễn ra với sự hưng phấn mạnh của giới đầu tư. Dòng tiền đổ vào thị trường như "thác lũ" ...

Nhà Thủ Đức (TDH) muốn nâng tỷ trọng doanh thu bất động sản lên 60% trong 5 năm tới

Năm 2021, doanh nghiệp sẽ tập trung giải quyết khủng hoảng liên quan đến quyết định truy thu tiền thuế GTGT đã hoàn. Về dài ...

Yến Thanh T/H

Tin liên quan