Tháng 11/2020, xuất khẩu cao su tăng mạnh về trị giá

Cập nhật: 15:21 | 08/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Theo ước tính, tháng 11/2020 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 303 triệu USD, tăng 15,8% so với tháng 11/2019.

Cập nhật giá cao su chiều ngày 8/12: Thị trường thế giới bật tăng

Giá gas hôm nay 8/12: Tiếp đà tăng

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc trở lại "bất chấp" dịch Covid-19

Giá cao su thế giới có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc vẫn cao, đồng thời, nguồn cung khan hiếm cũng thúc đẩy việc tăng giá.

Nhu cầu cao su tăng cao trong năm 2020 do các công ty sản xuất găng tay đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, phục vụ nhu cầu phòng chống dịch COVID-19. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất.

Trong khi đó, sản lượng sản xuất cao su ở các quốc gia xuất khẩu chính trong năm 2020 có thể giảm 5% do ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu lao động vì đại dịch COVID-19, lũ lụt và thời tiết bất lợi ở Thái Lan và Việt Nam.

1948-xuatkhaucaosu812
Tháng 11/2020, xuất khẩu cao su tăng mạnh về trị giá

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 11/2020 đạt 200 nghìn tấn, trị giá 303 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với tháng 10/2020; so với tháng 11/2019 tăng 0,7% về lượng và tăng 15,8% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019 lên mức 1.513 USD/tấn.

Trong 10 tháng năm 2020, một số mặt hàng cũng đạt được sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2019 như: Latex, cao su tái sinh, cao su dạng Crếp, Skim block, SVR CV40.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 14 cho Hoa Kỳ với 17,62 nghìn tấn, trị giá 25,71 triệu USD, giảm 25% về lượng và giảm 17,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ chiếm 1,4%, giảm nhẹ so với mức 1,5% của 9 tháng đầu năm 2019.

Làm cách nào để sản phẩm cao su Việt thâm nhập thị trường Châu Âu?

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm cao su vào thị trường Châu Âu là rất lớn song để thâm nhập các quốc gia này, doanh nghiệp Việt phải có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cũng như các tiêu chuẩn về lao động, môi trường khác.

Theo ông John Heath, thị trường châu Âu hiện đang dành nhiều sự quan tâm đến cao su có chứng chỉ FSC. Tất nhiên, sự quan tâm này không thể chuyển thành nhu cầu thực tế hay sản lượng tiêu thụ, nhưng cho đến khi có thêm nguồn cung, rất nhiều đơn vị tiêu thụ đã cam kết sẽ mua cao su có chứng chỉ FSC ngay khi sản phẩm được chứng nhận có mặt trên thị trường. Ông John Heath hi vọng sẽ có thêm 16.000 tấn cao su thiên nhiên (CSTN) được chứng nhận vào năm 2020.

Sở dĩ các doanh nghiệp nhập khẩu CSTN như Corrie MacColl quan tâm đến những sản phẩm đạt chứng chỉ FSC là do bền vững là chủ đề sôi nổi tại các quốc gia Châu Âu nhiều năm nay. Riêng với ngành CSTN đồng thời cũng gây chú ý đến chính quyền, tổ chức phi chính phủ (NGOs) và người tiêu dùng, vì có thông tin tiêu cực cho rằng ngành này đang tồn tại một số vấn đề về quyền con người (chiếm đoạt đất, ngược đãi lao động nhập cư, thuê lao động trẻ em, trả lương thấp...) và về môi trường (phá rừng, gây tổn thất đa dạng sinh học...).

Đây cũng là lý do việc gia tăng tham gia của luật pháp EU về lĩnh vực bền vững nhằm buộc các công ty phải chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của châu Âu về vi phạm nhân quyền ở bất kỳ đâu trong chuỗi cung ứng CSTN, ngay cả khi vi phạm đó vượt quyền kiểm soát hoặc hiểu biết của họ. Cụ thể ở Thụy Sĩ có sáng kiến "Konzern-verantwortungsinitiative" - Sáng kiến doanh nghiệp có trách nhiệm" ràng buộc các công ty nước này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi vi phạm quyền con người hoặc có hoạt động kinh doanh gây thiệt hại đến môi trường dù ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Trên thực tế tại Việt Nam từ nhiều năm qua ngành cao su đã có những hoạt động để thúc đẩy phát triển bền vững cho các sản phẩm từ cao su, từ đó nâng cao giá trị cao su xuất khẩu. Cụ thể, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), ngành đã đưa ra các hoạt động như xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam; Xây dựng hướng dẫn quản lý sản xuất CSTN bền vững; Tăng cường trao đổi thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; Giới thiệu mô hình sản xuất cao su bền vững và có trách nhiệm… VRA cũng thực hiện quảng bá rộng rãi "Nhãn hiệu chứng nhận "Cao su Việt Nam" và hỗ trợ hội viên tuân thủ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) cũng như tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cho doanh nghiệp.

Minh Phương