Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt gần 13%

Cập nhật: 10:38 | 28/12/2022 Theo dõi KTCK trên

Thông tin từ Ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 đạt gần 13%, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 3,8%.

Dòng tiền thị trường mở đảo chiều, lãi vay qua đêm giảm sâu

Cụ thể, tính đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến 30/11/2022 đạt khoảng 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt gần 13%

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt gần 13%

Trước đó, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) từ 14% lên 15,5% - 16%.

Như vậy, trong 10 ngày cuối cùng của năm 2022, toàn hệ thống ngân hàng vẫn còn dư khoảng 2,63% - 3,13% room tín dụng.

NHNN cho biết trong năm hệ thống các TCTD đã tiếp tục triển khai một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Tính đến cuối tháng 6/2022 các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị luỹ kế hơn 722.000 tỷ đồng (gần 1,1 triệu khách hàng), miễn giảm lãi phí với giá trị nợ luỹ kế trên 92.000 tỷ đồng; tái cấp vốn cho NHCSXH cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất,...

Trong điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ, lãnh đạo NHNN cho biết tỷ giá USD/VND tăng khoảng 3,81% so với cuối năm 2021, mức mất giá của VND so với USD thấp hơn các đồng tiền khác trên thế giới. Duy trì ổn định là một trong những điểm khó nhất trong việc điều hành. Vì tỷ giá tác động trực tiếp đến giá trị xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2021-2026, NHNN sẽ triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng quy mô lớn sẽ tiếp tục được mở rộng, ngân hàng yếu kém sẽ sớm có đề án hoàn thiện chuyển giao bắt buộc…

Về tình hình hoạt động của các ngân hàng, ông Tú nhấn mạnh vụ việc lùm xùm xoay quanh ngân hàng SCB vừa qua khiến NHNN buộc phải kiểm soát đặc biệt.

"Thời gian qua, ngân hàng khó khăn như SCB do tác động của cá nhân, tập đoàn... buộc NHNN phải kiểm soát đặc biệt. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát để duy trì hoạt động của ngân hàng này", Phó thống đốc NHNN nhấn mạnh.

Năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu đặt ra khoảng 4,5%. Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh...

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

TOP 8 ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất năm 2022

Lễ công bố Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2022 (TOP50) đã gọi tên 8 ngân hàng có sự ...

Ngân hàng tiếp theo giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là ngân hàng tiếp theo công bố Chương trình ưu đãi giảm lãi suất với hạn mức ...

Báo cáo NHNN khi giao dịch từ 300 triệu trở lên liệu có phù hợp?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng. Tuy nhiên Bộ Công an, ...

Phương Thảo