Shark Bình: Đã kinh doanh thì phải “thính và ham”

Cập nhật: 09:00 | 19/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Thương vụ rót vốn vào Perfect mới đây khiến Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT NextTech chịu khá nhiều điều tiếng.

shark binh da kinh doanh thi phai thinh va ham

Startup ống hút cỏ Green Joy Straw khiến 3 nhà đầu tư tranh giành tại Shark Tank Việt Nam

shark binh da kinh doanh thi phai thinh va ham

Shark Bình nói gì sau vụ cá cược 2,5 tỷ trên Shark Tank tập 6?

shark binh da kinh doanh thi phai thinh va ham

3 startup gọi vốn “hứng nhiều lời cay đắng” của Shark Bình

Shark Bình bị cho là quá tham lam?

Bị hỏi "Shark có tham quá không khi đòi lợi suất 25%/năm trong 10 năm", Shark Bình thẳng thắn nói: "Cá mập thì phải THÍNH và HAM, đã làm kinh doanh thì phải tối đa hóa lợi nhuận".

Sau cú chốt deal 1,2 triệu USD đổi lấy 25% lợi nhuận/năm trong 10 năm vào startup công ty thiết bị gia đình Minh Trí (đang sử dụng thương hiệu Perfect), Shark Bình cho biết nhiều bạn inbox hỏi "Shark đầu tư như vậy có tham lam quá không?".

Giải đáp thắc mắc này, Shark Bình cho biết thương vụ Perfect là một deal tài chính đơn thuần: Đầu tư vào một doanh nghiệp đang có lợi nhuận trong một thị trường lớn với kỳ vọng Return-on-Investment (ROI - tỷ suất hoàn vốn) phải cao.

Còn về câu chuyện "tham" của cá mập, ông Bình chia sẻ 3 ý:

1. Shark nghĩa là "cá mập", mà cá mập thì phải THÍNH và HAM, đã làm kinh doanh thì phải tối đa hóa lợi nhuận. Kinh doanh ra kinh doanh, từ thiện ra từ thiện. Cá tính của Shark thích sự rõ ràng và sòng phẳng. Nếu Shark ra Deal có "sâu" thật thì đó là một thuộc tính cơ bản của người làm kinh doanh.

shark binh da kinh doanh thi phai thinh va ham
Ảnh: Nguồn Internet

2. Tuy nhiên, ông Bình khẳng định "Shark không hề tham vì đây không phải là một Deal hời cho Shark như mọi người suy đoán".

"Này nhé, lợi nhuận năm nay của Perfect khoảng 10 tỷ đồng, Shark thế chấp tài sản để bảo lãnh cho Startup vay 28 tỷ đổi lấy 25% lợi nhuận ròng. Nếu không tăng trưởng thì Shark được chia có 2,5 tỷ tương đương tỷ suất 9%/năm. Tuy cao hơn lãi suất gửi ngân hàng chút đỉnh (khoảng 7%), nhưng ẩn chứa rất nhiều rủi ro nếu Startup làm ăn không tốt (đi xuống hoặc thua lỗ) thì tài sản đảm bảo của Shark sẽ bị ngân hàng xiết nợ", Shark Bình phân tích.

3. Về phía Perfect, Shark Bình cho rằng đây là một deal rất hời cho startup, bởi startup sẽ không bao giờ vay được ngân hàng nếu không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, có vay được thì không bao giờ có lãi suất tốt như thế (9%) mà tối thiểu phải 12 - 15% hoặc cao hơn...

"Nếu Shark muốn gia tăng lợi nhuận thì phải đồng hành cùng chiến đấu cùng Founder giúp Perfect tăng mạnh lợi nhuận hàng năm. Muốn vậy Startup sẽ phải mở rộng quy mô sản xuất và bán hàng, đồng nghĩa với gia tăng chi phí đi kèm với rủi ro. Điện tử gia dụng là ngành hàng nhiều cạnh tranh nên scale-up không dễ, mà lại còn đồng hành những 10 năm, nếu không gọi là TRI KỶ thì là gì?", Shark Bình nhấn mạnh.

"Tri kỷ là người cổ vũ động viên khi Startup làm đúng, phản biện và can gián nếu Startup làm sai... Cùng "biết, bàn, làm, kiểm tra" bằng mọi cách giúp Startup thành công kể cả có phải đắng hoặc gắt. Win cùng Win, Lost cùng Lost, High Risk thì phải High Return".

Giải thích này có vẻ đi ngược với "thú nhận" của Shark Bình trước đó.

Trong một video bình luận sau thương vụ rót vốn vào Perfect, Shark Bình nhìn nhận xét về mặt tài chính, đây là một deal hời cho Shark sau khi tính toán.

"Về mặt tài chính, đây là một doanh nghiệp đang có lợi nhuận, và doanh nghiệp này chỉ thiếu đòn bẩy về tài chính để họ có thể scale-up theo đúng ngách các sản phẩm gia dụng tiện ích. Đây là quyết định đầu tư thuần túy về lợi nhuận. Và mình đưa ra deal structure chia sẻ lợi nhuận chứ không lấy cổ phần thông qua việc bảo lãnh tín dụng".

"Cá nhân mình sau khi tính toán thì cho rằng: Nếu doanh nghiệp này làm đúng theo những gì Founder chia sẻ và cam kết về tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai, thì đó cũng sẽ là một deal hời về mặt tài chính cho Shark", Shark Bình tuyên bố.

Shark Bình không giỏi tính toán?

Thực sự phải "hỏi chấm" về năng lực tính toán của Shark Bình, 100.000 USD đổi lấy 6% mà "cá mập công nghệ" tính ra được luôn định giá startup 3 triệu USD!

Thường xuyên chê các startup bị "ngáo giá", nhưng trong tập Shark Tank Việt Nam tối qua, Shark Bình lại tính chệch định giá công ty người ta tới gần 100% (gần gấp đôi).

Gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam tập 9, mạng xã hội du lịch Astra kêu gọi 1 triệu USD cho 10% cổ phần công ty.

Nguyễn Tiệp - Founder kiêm CEO Astra - cho biết startup này đã gọi vốn thành công từ hai nhà đầu tư thiên thần, mỗi nhà đầu tư đã rót vốn 50.000 USD đổi lấy 3% cổ phần.

Nghe đến đây, Shark Bình đã nhanh chóng tính nhẩm: "Định giá công ty lúc ấy khoảng 3 triệu USD…"

"Những nhà đầu tư thiên thần được ưu tiên mua với định giá rẻ hơn bây giờ", Tiệp phân trần.

Thực tế, tính toán của Shark Bình đã chênh so với mức định giá thực của startup tại thời điểm 2 nhà đầu tư trên chênh … gần 100%.

Số vốn rót của cả hai nhà đầu tư trên cộng lại là 100.000 USD đổi lấy tổng cộng 6% cổ phần, thì mức định giá công ty sẽ là 1,667 triệu USD, khớp với tính toán của Shark Dzung sau đó.

Để tính ra được con số 3 triệu USD, có lẽ Shark Bình đã lấy số liệu có chứa số 5 nhân với số liệu chứa số 6. Nhưng cho dù nghe nhầm là số vốn rót 50.000 USD đổi lấy 6% cổ phần đi chăng nữa, thì định giá Shark tính ra càng sai hơn nữa.

Mặc dù là Shark công nghệ, nhưng đây không phải lần đầu tiên Shark Bình đưa ra số liệu sai. Trước đó, cá mập đến từ công ty công nghệ NextTech cũng gây bão dư luận khi tính toán nền kinh tế Mỹ gấp 10 lần nền kinh tế Việt Nam.

Trong khi theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), GDP của Việt Nam là gần 245 tỷ USD. GDP của Mỹ vào khoảng 20.494 tỷ USD, tức gấp khoảng 80 lần GDP Việt Nam.

Hoài Sơn