“Sếp lớn” Sợi Vũ Đăng (SVD) muốn gom lượng lớn cổ phiếu SVD

Cập nhật: 14:45 | 04/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Ông Vũ Tuấn Phương, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư & Thương mại Vũ Đăng (HOSE - Mã: SVD) đăng ký mua 6,6 triệu cổ phiếu SVD vào ngày 4/4/2022.

4120-fortex1567571287600x400-1643172033
CTCP Đầu tư & Thương mại Vũ Đăng (HOSE - Mã: SVD). Hình minh họa.

Sau giao dịch, ông Phương sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ tại SVD lên 13,16 triệu đơn vị (tương đương 51% vốn).

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên chiều 4/4, cổ phiếu SVD đang giao dịch quanh mức 12.550 đồng/cp. Tạm chiếu theo mức giá này, ông Phương sẽ phải chi khoảng hơn 84,1 tỷ đồng cho thương vụ trên.

4041-untitled
Diễn biến giá cổ phiếu SVD trong thời gian gần đây. (Nguồn: Tradingview).

Trước đó, Sợi Vũ Đăng dự kiến phát hành 12,9 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện là 1:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với mức giá chào bán là 10.000 đồng/cp. Thời gian đăng ký mua từ 8/3 đến 28/3/2022.

Công ty dự kiến sẽ thu về khoản tiền 129 tỷ đồng, vốn điều lệ công ty sẽ tăng từ mức 129 tỷ đồng lên 258 tỷ đồng. Khoản tiền này công ty dự chi trả nợ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank (72 tỷ đồng), đầu tư mua sắm máy móc (14,5 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (42,5 tỷ đồng).

Về tình hình kinh doanh, năm 2021, SVD đạt doanh thu 436,4 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 11,7 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm trước. Báo cáo tài chính của Công ty cho thấy, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2021 đạt 15,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, SVD dự kiến xây dựng phương án chi trả cổ tức năm 2021 ở mức 8% bằng tiền mặt, để trình ĐHCĐ thường niên 2022 thông qua.

Năm 2021 được xem là một năm thắng lợi của ngành sợi Việt Nam khi có sự tăng trưởng đột biến cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Mức chênh lệch giữa giá bông và giá sợi lên tới 1,1 - 1,25 USD/kg, các doanh nghiệp sợi đều có lãi và lãi cao.

Hiện nay, tồn kho sợi ở Trung Quốc và các nước sản xuất dệt may đã cạn kiệt, cùng với lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ bông Tân Cương của Mỹ tác động mạnh đến chuỗi cung cầu sợi, khiến nhu cầu sợi tăng cao. Tân Cương là vùng bông lớn nhất của Trung Quốc, nên các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc phải tăng tốc nhập khẩu sợi.

Cùng với đó, các gói kích cầu phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 của các nước và việc tiêm chủng vắc xin rộng rãi cũng khiến kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, cầu dệt may khởi sắc trở lại sau chuỗi đứt đoạn của năm 2020.

Năm 2022, doanh nghiệp xơ sợi có thêm thuận lợi khi từ tháng 10/2021, Bộ Công Thương áp mức thuế chống bán phá giá rất cao đối với sợi nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Chính sách này sẽ thúc đẩy tiêu thụ sợi trong nước.

Công ty Đầu tư và Thương mại Vũ Đăng chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ bông bao gồm sợi từ bông, khăn bông. Đơn vị có 1 nhà máy sợi tại cụm công nghiệp Đông Phong, xã Đông Quan, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, năng lực sản xuất 7.721 tấn sợi/năm.

Sản phẩm của đơn vị được phân phối tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.

Nắm giữ gần 25% cổ phần FMC, Tập đoàn C.P muốn "cài" người vào HĐQT Sao Ta

C.P Việt Nam đề cử ông Adisak Torsakul (quốc tịch Thái Lan) vào HĐQT, đề cử bà Lý Thị Kim Yến (quốc tịch Việt Nam) ...

Cổ phiếu MWG thăng hoa, những cổ đông kín tiếng của Thế giới Di động giàu cỡ nào?

Không chỉ nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán, 05 ''khai quốc công thần'' – Đồng sáng lập CTCP Đầu tư Thế ...

Mỏ Việt Bắc (MVB) dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 16% năm 2021

Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP (HNX - Mã: MVB) công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2022. Đại ...

Quỳnh Nga