Rau củ quả đồng loạt rớt giá mạnh vì tiêu thụ khó

Cập nhật: 14:18 | 13/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết trong tháng 3/2021, giá xoài giảm mạnh so với thời điểm sau Tết. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản lượng nhiều trong bối cảnh tiêu thụ gặp khó khăn.

Giá thép hôm nay 13/4/2021: Bật tăng trở lại

Giá gas hôm nay 13/4/2021: Quay đầu giảm

Giá gạo hôm nay 13/4/2021: Chưa dứt đà giảm

Cụ thể, giá xoài Đài Loan thu mua tại vườn ở Vĩnh Long chỉ còn từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, còn giá xoài cát núm từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Trong khi cùng kỳ năm trước, giá xoài ở ĐBSCL thấp nhất là 17.000 đồng/kg.

Hiện bưởi da xanh tại Khánh Hòa cũng đang ở mức thấp kỷ lục, trung bình giá chỉ từ 15.000 - 25.000 đồng/kg (ở thời điểm cuối năm 2019 đầu năm 2020 ở mức 35.000 - 45.000 đồng/kg) và tình hình tiêu thụ bưởi tại các nhà vườn chậm.

1606-raucuqua
Ảnh minh họa

Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 làm thị trường tiêu thụ thu hẹp, giá bưởi giảm mạnh, trong khi diện tích bưởi da xanh đang phát triển khá mạnh.

Tương tự, giá rau củ tại thị trường Đà Lạt, Lâm Đồng cũng có xu hướng giảm so với tháng trước do nguồn cung lớn trong khi nhu cầu lại không tăng. Các loại rau củ quả: su su, cải thảo, bắp cải trắng, ớt chuông… đều có mức giảm 1.000-5.000 đồng/kg so với tháng trước.

Cùng với diễn biến của nguồn cung lớn tại Lâm Đồng, và một số tỉnh khu vực miền Bắc, người dân trồng rau tại tỉnh Quảng Nam cũng điêu đứng vì giá rau giảm mạnh.

Trong Tết khổ qua có giá 40.000 đồng/kg nay giảm còn 4.000 đồng/kg, giá bầu từ 7.000 - 10.000 đồng/kg giờ chỉ còn 2.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản việc xuất khẩu cà rốt gặp khó khăn trong việc vận chuyển ra cảng Hải Phòng do COVID-19 đã được giải quyết, đồng thời Bộ NN&PTNT đàm phán và Hàn Quốc nhập khẩu cà rốt trở lại đã giúp việc tiêu thụ cà rốt cả xuất khẩu và nội địa rất thuận lợi, giá đã tăng lên mức giá là 9.000 - 10.000 đồng/kg (loại đẹp).

Hy vọng vượt khó

Do đó, dù thống kê mới đây cho thấy, xuất khẩu (XK) rau quả tháng 1/2021 ước đạt hơn 556,22 triệu USD (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ tháng 1/2020) nhưng ngành hàng trái cây vẫn đang đối mặt với thách thức khó lường ở phía trước.

Việc thương lái thu mua trái cây cầm chừng cũng có lý do. Nhất là khi thị trường Trung Quốc trong mùa Tết 2021 này lại càng khác hơn so với những năm trước vì nhu cầu tiêu dùng giảm sút với trái cây nhập khẩu và ưu tiên hơn cho hàng nội địa của họ.

Theo những nhận định gần đây từ truyền thông Trung Quốc thì người tiêu dùng nước này ngày càng đòi hỏi khó hơn, ưa chuộng những loại trái cây chất lượng cao và có tên tuổi, song cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn tới hương vị và chất lượng trái cây nội.

Ngoài ra, nhiều loại trái cây trước kia Trung Quốc chỉ nhập khẩu mới có thì nay đã trồng được, lấn dần thị phần của thị trường trái cây nhập khẩu. Trong khi đó, với XK của ngành hàng trái cây Việt thì Trung Quốc vẫn đang là thị trường có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 56,6% tổng giá trị XK.

Được biết mục tiêu kim ngạch XK của ngành rau quả trong năm 2021 là 4 tỷ USD. Đây là con số mà đáng lẽ ngành hàng đã đạt được trong năm 2020 nếu không có Covid-19. Nhưng năm nay, với tình hình Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới thì để đạt giá trị XK này cũng là cả một thách thức lớn.

Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, bà Trần Thị Kim Nhung, giám đốc một DN XK trái cây sạch đang có liên kết vùng trồng với các nông dân ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL, cho rằng năm nay hoạt động của ngành hàng trái cây sẽ vẫn còn đầy gian nan do dư âm từ năm 2020 và những rủi ro khó lường trước từ dịch Covid-19.

Tuy vậy, bà Nhung cũng kỳ vọng là XK của trái cây Việt Nam trong năm nay sẽ vượt khó, đạt kim ngạch tốt hơn năm vừa rồi nếu như tận dụng tốt được các hiệp định thương mại tự do (FTA) với điều kiện là vùng trồng trái cây cần đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật ở thị trường nhập khẩu.

Riêng với nông dân trong ngành hàng trái cây đang đối mặt với tình trạng giá giảm sâu và khó khăn đầu ra như hiện giờ, giới chuyên gia có lời khuyên là họ ngoài làm ăn với thương lái theo kiểu truyền thống thì cũng nên tiếp cận với thị trường đa kênh hơn (trong đó có triển vọng khai thác kênh thương mại điện tử) như một cách để giảm thiểu tạm thời những khó khăn.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm