Quy định về hợp đồng thầu phụ, sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu

Cập nhật: 17:50 | 17/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Quy định về hợp đồng thầu phụ, sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ trong đấu thầu.

quy dinh ve hop dong thau phu su dung nha thau phu trong dau thau

Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất

quy dinh ve hop dong thau phu su dung nha thau phu trong dau thau

Tình huống về thiếu đơn dự thầu trong hồ sơ đấu thầu?

quy dinh ve hop dong thau phu su dung nha thau phu trong dau thau

Đấu thầu gói thầu công ích có áp dụng với doanh nghiệp vừa?

quy dinh ve hop dong thau phu su dung nha thau phu trong dau thau
Ảnh minh họa

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về hợp đồng thầu phụ và việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu được quy định cụ thể tại Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu:

Trên thực tế hiện nay, trong quan hệ đấu thầu, người ta thường nhắc đến "nhà thầu phụ" và "nhà thầu chính". Nếu "nhà thầu chính" là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu trực tiếp tham việc đấu thầu, được đứng tên dự thầu (đứng tên trên hồ sơ dự thầu) và là người trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên mời thầu) khi được lựa chọn trúng thầu sau khi thực hiện quá trình đấu thầu (theo khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013) thì khái niệm "nhà thầu phụ" lại được hiểu theo nghĩa khác.

Cụ thể: căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, "nhà thầu phụ" là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham gia dự thầu nhưng lại tham gia thực hiện gói thầu trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa họ với nhà thầu chính.

Trong quy định về nhà thầu phụ, còn có quy định về "nhà thầu phụ đặc biệt". Đây là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu phụ được nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung sẽ thực hiện những công việc mang tính đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.

Quy định về việc sử dụng "nhà thầu phụ" trong hoạt động đấu thầu: Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì nội dung về nhà thầu phụ được quy định như sau:

- Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.

- Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.

- Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà nhà thầu phụ thực hiện.

- Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.

- Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

- Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.

- Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong Hồ sơ dự thầu.

Trên đây là những quy định chung về việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ trong đấu thầu còn được thể hiện rõ hơn thông qua nội dung về Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Thứ hai, quy định về "hợp đồng thầu phụ":

Hiện nay, mặc dù trong Luật Đấu thầu năm 2013 không đề cập đến khái niệm hợp đồng thầu phụ, tuy nhiên tại quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP lại có quy định về một trong những loại hợp đồng hợp đồng xây dựng được phân loại dựa theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng là hợp đồng thầu phụ. Cụ thể, theo đó, hợp đồng thầu phụ được xác định là khái niệm dùng để chỉ hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. Trong khi đó, hợp đồng thầu chính lại là khái niệm dùng để chỉ loại hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính/tổng thầu.

Trên cơ sở khái niệm hợp đồng xây dựng là hợp đồng thầu phụ được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP nêu trên, kết hợp với khái niệm "nhà thầu phụ" được quy định tai khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 được trích dẫn ở trên, có thể hiểu:

Hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính/tổng thầu với nhà thầu phụ, để nhằm mục đích thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu.

Hợp đồng thầu phụ là cơ sở để xác định phạm vi công việc, phần công việc, tỷ lệ phần trăm công việc mà nhà thầu phụ được thực hiện khi tham gia thực hiện gói thầu này, và là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của nhà thầu/tổng thầu và nhà thầu phụ trong việc thực hiện gói thầu.

Ngoài ra, do hợp đồng thầu phụ là căn cứ ghi nhận sự thỏa thuận cũng như căn cứ xác lập quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nên mọi nội dung trong các hợp đồng thầu phụ đều phải đáp ứng yêu cầu là thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.

Đồng thời, tùy vào từng lĩnh vực công việc thực hiện trong gói thầu mà hợp đồng thầu phụ cũng có những yêu cầu khác. Có thể ví dụ như đối với hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng thì căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hợp đồng thầu phụ cần đáp ứng một số quy định sau:

- Hợp đồng thầu phụ phải được ký kết với nhà thầu phụ có năng lực hành nghề, năng lực hoạt động phù hợp với yêu cầu khi thực hiện gói thầu.

- Nếu nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ việt Nam chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài nếu sau khi đã xác định được các nhà thầu phụ trong nước Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

- Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận thì những nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng mới được ký kết hợp đồng thầu phụ, tham gia thực hiện gói thầu.

- Trong hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc Tổng thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

- Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

- Nhà thầu phụ có tất cả quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu.

Như vậy, nhà thầu phụ đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đấu thầu. Mặc dù không trực tiếp tham gia dự thầu nhưng nhà thầu phụ là điều kiện giúp cho nhà thầu chính thực hiện hiệu quả gói thầu đối với những phần công việc mà nhà thầu chính không có năng lực thực hiện.

Linh Linh

Tin liên quan